Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Sự thật về chuyện bán cherry trên mạng có thể khiến bạn sốc mấy ngày liền


Đọc được 1 bài viết khá hợp lý mà trước giờ chưa hề nghĩ sự thật nó nghiêm trọng đến vậy. Share lại cho mọi người cùng đọc !!! Đảm bảo đọc xong bài này mọi người sẽ phải la lên rằng :"Ôi trời, sốc thật".

1. Câu Chuyện Kinh Doanh Trái Cây Nhập Khẩu: Con đường nhập khẩu và Sự thật về độ tươi ngon

Trước đây vài tháng, do được 1 anh bạn rủ rê nên tôi mới tập tành kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Thật ra ban đầu rất lo lắng vì trước đây tôi không kinh doanh bán hàng online, thậm chí hơi khó chịu khi thấy bạn bè mình rao vặt bán hàng trên facebook. Đó là chưa kể kinh doanh trái cây lời không nhiều mà lại có rủi ro cao do trái cây không giữ lâu được. Tuy nhiên do gần đây tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục do tôi sáng lập quá thiếu ngân quỹ cho nên tôi bấm bụng làm đại.

Thương vụ đầu tiên của tôi là bán cherry nhập Mỹ online. Giá nhập sỉ từ nhà nhập khẩu là 400.000 đồng/1 ký và nguồn hàng rất hạn chế. Hàng về hạn chế đến mức có khi có người đã đặt bên tôi trước nhưng do nhà nhập khẩu quá ít nên tôi không có hàng để giao. 

Tôi lúc đó cũng thắc mắc ghê gớm lắm, cũng là cherry nhập từ Mỹ mà sao có nơi bán 550-600k/1 ký mà có nơi chỉ có 300-400.000/1 ký. Dĩ nhiên là trong khía cạnh kinh doanh kiếm lời, tôi cũng đi kiếm nguồn rẻ hơn nhưng cũng không thể kiếm ra được nguồn nào có giá sỉ rẻ hơn 380.000 đồng/ 1 ký.

Để biết có bao nhiêu nguồn nhập thì dễ ợt chỉ gì, hỏi bạn làm Hải Quan sân bay là biết ngay. Vậy tại sao có những nơi bán 400.000 đồng/1ký? Thậm chí dưới giá 300.000 đồng/1 ký? Bạn có nghĩ có người bán nào bán 1 ký cherry giá 400 ngàn để chỉ để lời 20.000 đồng/1 ký trong khi chịu bao nhiêu rủi ro về mua bán và bảo quản, chưa kể chi phí giao hàng và do giá cherry cao, phải giam vốn để lấy hàng. Nhập 40 ký cherry với vốn gần 20 triệu đồng chỉ để lời 800.000 đồng và bao nhiêu công sức bỏ ra? Tôi thật sự không nghĩ vậy. 20 triệu mua 4-5 cái điện thoại cũ mua bán sang tay thôi cũng đủ lời 2 triệu rồi mà không chịu rủi ro gì hết. Vậy tại sao có nhiều nguồn cherry giá rẻ vậy?

Sau cả một thời gian vật lộn với câu hỏi đó, tôi đã nghiên cứu bằng rất nhiều cách và đã có câu trả lời rất đơn giản: Hàng Trung Quốc và Hàng đã sử dụng chất bảo quản.





Hàng Trung Quốc rẻ thì hiển nhiên rồi, nhưng còn hàng sử dụng chất bảo quản là gì? Cherry ở Mỹ bán giá khá rẻ, chỉ vài usd/ 1pound tức tầm 9 usd – 10 usd/ 1 ký. Tuy nhiên nếu cherry ở siêu thị được trưng bày lâu thì siêu thị bên đó sẽ giảm giá chỉ còn 3 usd/ 1 ký. Người Việt Nam sẽ nhập loại cherry này về VN để bán có giá rẻ hơn. 

Tuy nhiên, cherry này vốn dĩ đã được trưng bày lâu nên nếu về VN sẽ bị héo và không ngon, do đó khi nhập về,người bán liền nhúng ngay vào chất bảo quản. Thế là tươi ngon ngay.

Một người đàn anh của tôi bảo là giờ cherry Mỹ nhập về cũng qua cửa khẩu TQ cho giảm thuế suất. Tức là 1 ký cherry Mỹ sẽ được gửi qua TQ sau đó mới từ TQ nhập về VN để giảm thuế suất. Như vậy tức là tốn 2 lần thời gian bay và 2 lần Hải quan kiểm hàng. Vậy làm sao có thể tươi ngon? Cũng chỉ cần nhúng chất bảo quản là xong.

2. Trái cây nhập khẩu: Chênh lệch giá và Sự thật về chất lượng trái cây

Trong 1 thử nghiệm của mình, tôi đã nhờ người thân ở Mỹ ra siêu thị mua ngay 3 ký cherry, gói giấy báo cẩn thận và gửi về VN. Về VN vừa mở ra thì thấy cherry cuống đã rụng và da nhăn. Vậy thì cherry giá rẻ, hàng Mỹ 100% có hóa đơn làm sao có được nếu không dùng chất bảo quản. Rồi những người ham rẻ sẽ thế nào khi ăn loại trái cây cao cấp có nhúng thuốc đó?

Bản thân là người bán, ai mà không muốn có hàng giá rẻ cho dễ bán và đỡ rủi ro, đỡ chôn vốn? Trong suốt thời gian tôi bán cherry tôi đã trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau. Rất shock khi thấy giá bán lẻ bên ngoài còn rẻ hơn giá mình nhập sỉ, chẳng lẽ mình chạy qua bên đó mua luôn về bán cho nhanh? Người anh mà tôi nhập hàng thì tôi hoàn toàn tin tưởng và cũng đã check nhiều lần, anh ấy cũng không thèm giảm giá cho tôi 10.000 đồng dù tôi mua nhiều lần. Vậy nếu muốn bán thì thế nào? Nhiều khi khách đặt hàng, sau đó không có hàng giao, tôi lại bị chửi nhưng làm sao giải thích cho họ được là nguồn hàng cherry Mỹ rất hạn chế. Làm sao nói để họ tin được là hàng ở ngoài toàn hàng Trung Quốc?

Rồi thì khách hàng đòi giảm giá với lý do là cherry cuối mùa. Thú thật là cherry Mỹ cuối mùa thì làm gì còn hàng nhiều nữa mà bán, làm sao giảm giá được? Thật ra lúc đó cherry thị trường giảm giá nhiều là do lúc đó là đầu mùa cherry Trung Quốc nên giá giảm rất nhiều. Nhưng tôi vẫn không thể giảm dù chỉ là 10.000 đồng vì bản thân có lời lộc gì đâu mà giảm giá. Có người chào hàng tôi cherry Trung Quốc, thùng 8 ký chỉ có 1.500.000 đồng, bao bì y như nhập Mỹ và nếu cần họ cho tờ photo bill nhập Mỹ để đưa khách hàng coi. 

Sự thật về chuyện bán cherry trên mạng có thể khiến bạn sốc mấy ngày liền


Tính ra 1 ký chưa đến 200.000, bán 300.000 là quá lời còn gì. Tuy nhiên dĩ nhiên là tôi không làm được điều đó. Hơn 3 năm làm giáo dục phi lợi nhuận, coi tiền bạc không ra gì, tôi đâu thể chỉ vì đồng lời mà bán đồ gian, đồ dỏm được.

Nhưng câu hỏi vẫn còn đó, vậy rốt cuộc mấy vị khách ham rẻ ăn phải mấy cái kia có phải đã bước thêm 1 bước đến gần bệnh ung thư không?

Thời điểm đó, bên tôi không giảm giá mà các shop cao cấp cũng không hề giảm giá. Cherry của họ vẫn bán ở mức 500.000 – 650.000/1 ký và họ vẫn có khách do đã bán lâu năm. Còn mấy shop online với giá rẻ thì sao?
Còn 1 chuyện mắc cười nữa là bên tôi bán giá 480.000/1 ký và miễn phí giao hàng. Bạn tôi bán giá 450.000/1 ký nhưng tính phí giao hàng từ 30 – 60.000 đồng. Hai người đều lấy hàng cùng 1 nguồn. Và rõ ràng là giá bên tôi có lợi cho khách hơn, nhất là khách ở xa. Vậy mà lâu lâu lại có người dùng cái giá 450.000 của bạn tôi để yêu cầu tôi bớt. Nhiều khi không hiểu người Việt Nam nghĩ gì.

Rồi tôi nhập Táo. Giá nhập sỉ là 150.000 đồng/1 ký táo Fuji Mỹ. Tôi bán ra với giá 200.000 đồng/1 ký. Sau đó tôi biết tin là các siêu thị ở Việt Nam bán chỉ với giá 50-70.000 đồng/1 ký táo Fuji Mỹ. Thú thật là lúc đó tôi muốn té xỉu luôn. Tôi ôm 2 thùng táo (20 ký) và thú thật là không bán được ký nào trừ vài bạn bè chơi lâu năm. Cái quái gì thế này? Chẳng lẽ anh nhập khẩu chơi với nhau chục năm, anh anh em em lừa mình?

Cho đến khi tôi ra siêu thị và mua cái táo 70.000 đồng/1ký kia ăn thử mới biết. Lúc đó tôi mới biết tại sao người Việt Nam không thích ăn táo, do cái quỷ táo này toàn bột và chất bản quản. Cắn một miếng là thấy hậu đắng nghét.

3. Trái cây giá rẻ - Sự thật cay đắng mà người Việt vẫn ưa dùng và đổ lỗi cho người bán

Rồi tôi nhập măng cụt, nhãn, bơ về. Thật sự thán phục các nhà bán trái cây giá rẻ. Nhãn tôi mua chỉ cần 2 ngày là rớt không còn cái cành nào và hư gần hết cần xé dù bảo quản mát và kín. Trong khi nhãn các bác bán ngoài xe đẩy xanh tươi mơn mởn, cành lá xum xuê, để cả tuần không thấy hư.

Giá nhãn tôi mua tại vườn dưới Bến Tre sau khi gửi lên Thành Phố là 25.000 đồng/1 ký. Phải ra bến xe lấy hàng, bỏ hết cành lá rơi rụng và những trái hư, bán giá 40.000 đồng chẳng lời bao nhiêu. Vậy mà có khách vẫn đòi miễn phí giao hàng dù chỉ mua 1ký. Có lần tôi định hỏi 1 chị: bộ chị nghĩ em đi lượm được đống nhãn này hả chị . Đi giao cho chị cũng hết gần 40.000 đồng xe ôm mà chị đòi miễn phí giao 1 ký nhãn???

Rồi đến bơ sáp, măng cụt…tất cả những gì người Việt Nam yêu thích là giá rẻ. Họ biết hàng bán ngoài đường là cân thiếu, hàng không rõ nguồn gốc, phơi nắng phơi mưa… nhưng họ vẫn mua và vẫn dùng giá ngoài đường để ép giá người bán. Chỉ cần quan tâm sức khỏe và điều tra 1 chút, xem tivi và báo mạng là họ biết rõ rủi ro, nhưng họ vẫn chấp nhận vì ham giá rẻ. Cho nên không lạ gì tỷ lệ ung thư của người Việt luôn thuộc hàng top.

Đừng đỗ lỗi cho người bán sử dụng thuốc bảo quản hay bán hàng TQ mà nói giả là hàng Mỹ. Chính những người mua đang rất chèn ép người bán. Tôi từng đứng nói chuyện với một anh bán nhãn cùng quê. Anh ấy lấy nhãn loại 2, giá 17.000 đồng đem ra chợ bán giá 25.000 đồng, mỗi ký lời 8.000 đồng. Vậy mà có mấy bà cô vào mua trả giá: 2 ký 40.000 đi. Nhiều khi 1 ký ảnh bán ra chỉ lời 3.000 đồng. Cả ngày bán cả 2-3 cần xé mà lời được hơn 100.000/1 chút. Với lợi nhuận đó làm sao ảnh dám quăng bỏ nhãn hư? Tôi thấy ảnh cũng nhúng từng bó nhãn vào thuốc bảo quản mà cũng không dám nói gì? Tôi có lo cho họ được miếng cơmđâu? Có lo được cho con họ đi học đâu?

Rồi 1 chị bạn bán cherry Mỹ cũng than trời. Chị nhập hàng nhiều mà không bán được do khách trả giá quá. Rốt cuộc chị mua cherry Trung Quốc về trộn chung với hàng Mỹ bán. Chị nói tôi: ai muốn vậy đâu, nhưng không giảm giá là khách không mua.

Các bạn cứ nghĩ đi, trời SG nắng, chỉ cần đi giao hàng từ Quận 5 sang Quận 1 đã thấy mệt và tốn xăng. Vậy mà nhiều anh/ chị mua 1ký nhãn 40.000 đồng đòi giao ở Phú Nhuận miễn phí. Vậy có phải là đang ép người bán mánh khóe không?

Tôi nói bạn biết, bạn ra chợ đầu mối Bình Điền ngồi café 1 đêm là biết ngay bao nhiêu trái cây là từ quê lên và bao nhiêu là từ Trung Quốc. Ra chợ Kim Biên ngồi café 1 buổi là biết ngay bao nhiêu người bán trái cây mua thuốc bảo quản chứ có khó gì đâu. Vậy mà tại sao mua trái cây, vốn dĩ là để tăng cường sức khỏe mà lại đi mua hàng rẻ cho nó hại mình?

Hàng siêu thị ở VN cũng là hàng của các đầu mối lớn bỏ cho siêu thị. Siêu thị ít khi trả tiền ngay nên các đầu mối này có hàng tươi, ngon luôn sử dụng để phân phối cho nhà hàng, shop cao cấp chứ có bao giờ bỏ ưu tiên cho siêu thị đâu mà các bạn ham mua hàng siêu thị quá vậy? Nói vậy chứ hàng ở siêu thị còn dở hơn hàng ở chợ nhỏ nhiều. Đừng lấy giá siêu thị để ép giá người bán hàng online các bạn ơi.

Bán hàng online là chỉ muốn kiếm thêm. Dĩ nhiên lợi nhuận phải cao hơn rủi ro và vốn rồi. Cho người ta lời một ít để người ta kiếm hàng ngon cho mình ăn. Cũng đáng mà phải không?

Người Việt Nam vốn thích chữa bệnh hơn phòng bệnh ,thích uống thuốc hơn ăn trái cây. Nên sự thật là giờ trái cây VN chủ yếu là xuất khẩu qua TQ và Mỹ. Mình ở vùng nhiệt đới, cây trái tươi ngon mà không hưởng thụ để người ngoài ăn hết cái ngon, có phải ngu không?

Sự thật là ở VN, trái cây ô nhiễm rất nhiều và chủ yếu là do người mua quá ép người bán. Bạn nào muốn biết thì mình dẫn xem lái buôn thu trái cây ở nhà vườn. Lái buôn ép giá nhà vườn rồi thu về vựa. Vựa bị đại lý ép giá. Sau đó đại lý lại bị người mua ép giá. Rốt cuộc cả nước toàn ăn hàng dỏm và hàng độc hại. Hàng ngon thì xuất khẩu cho bọn Tàu và bọn Mỹ ăn.

Một anh nhập khẩu trái cây đã nói mình: dân mình ngu bỏ mẹ. Ép giá làm gì để rồi ăn toàn thứ rác rưởi người ta giục đi. Tiền dư để giành mua thuốc uống à?

Cam đoan bài viết này hoàn toàn chân thật.

Nguồn: facebook Hải Nguyễn

Plastic Bottle Cutter


Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016

Cha đẻ game Slither.io đút túi hơn 2 tỷ đồng mỗi ngày

3 tháng trước Steven Howse vẫn còn phải vật lộn để trả tiền thuê nhà, nhưng giờ đây nhà phát triển 32 tuổi đã đổi đời và chỉ tập trung lo cho "đứa con tinh thần" hoạt động trơn tru, ổn định. Nguyễn Hà Đông đã nộp đủ thuế thu nhập cá nhân với Flappy Bird / Cha đẻ Flappy Bird Nguyễn Hà Đông có thể đi tù theo Bộ Luật Hình Sự 2015? Lối chơi của Slither.io không mới, hay nói cách khác nó chỉ là một phiên bản nâng cấp từ trò "Rắn săn mồi" huyền thoại, từng được cài đặt mặc định trong những chiếc điện thoại... cổ lỗ sĩ ngày xưa. Nhưng điểm độc đáo là Slither.io cho phép người chơi trên khắp thế giới cạnh tranh trực tiếp với nhau (Multiplayer). Chính sự cay cú ăn thua và cách tiếp cận đơn giản đã mang lại hiệu quả bất ngờ. HiệnSlither.io có 68 triệu lượt tải về, 67 triệu người chơi thường xuyên và mang về cho "cha đẻ" Steven Howse khoảng 100.000 USD (hơn 2 tỷ đồng) mỗi ngày. Gây nghiện, cuốn hút... Slither.io đã giúp cha đẻ của mình đổi đời giống như tựa game Flappy Bird đình đám năm nào. Cũng giống như Nguyễn Hà Đông, Howse cung cấp trò chơi miễn phí và kiếm tiền dựa vào quảng cáo. Người chơi có thể chi 3,99 USD để loại bỏ quảng cáo trong game. Nếu không, những mẫu quảng cáo sẽ xuất hiện sau khi thua cuộc, và mỗi lượt xem sẽ giúp Howse bỏ túi gần 1 xu (0,01 USD). Nhiều người nghĩ 1 xu là quá ít, nhưng với số lần thua trung bình lên đến 460 triệu mỗi ngày, con số nhân lên là rất lớn. Howse từ chối tiết lộ anh đã thu về tổng cộng được bao nhiêu tiền từ trước đến nay, nhưng cho biết con số đó bao gồm "bảy chữ số" (từ 1 đến 9 triệu USD). "Việc này có vẻ giống như xổ số kiến thiết", anh nói "nếu nó không hiệu quả, tôi đã lên kế hoạch để có được một công việc tại siêu thị hay gì đó đại loại thế”. Sau 3 tháng, Slither.io đã tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới. 68 triệu lượt tải về trên di động và trung bình 67 triệu người chơi trên trình duyệt mỗi ngày. Ý tưởng về một trò chơi như "Slither.io" nhen nhóm từ vài năm trước, bắt đầu thành hình khi Howse nhận thấy cơn sốt của cộng đồng đối với Agar.io, một trò chơi trực tuyến cực đơn giản cho phép nhiều người chơi cùng lúc. Trong giai đoạn ấp ủ ý tưởng đó, các rắc rối liên quan đến vấn đề tài chính buộc ông phải rời khỏi Minneapolis (Mỹ) và chuyển đến Michigan. Tuy nhiên, thời điểm Slither.io ra đời cách đây 3 tháng đã thay đổi tất cả. Không còn phải vật lộn để trả tiền thuê nhà hàng tháng, lúc này điều quan tâm duy nhất của nhà phát triển 32 tuổi là giữ cho "đứa con tinh thần" của mình hoạt động trơn tru, ổn định. Điều bất ngờ là Howse tự học lập trình, viết phần mềm và tìm cách xử lý những rắc rối phát sinh. Anh cố giữ sự ổn định của trò chơi trong tình trạng bối rối: "Khi server quá tải, tất cả người chơi đôi khi bị đá văng ra ngoài". Có đến 500 người có thể chơi cùng một lúc. Tạo ra một trò chơi dựa trên mức độ tương tác của cộng đồng là việc "khá kỳ công", Sartori Bernbeck, một nhà phân tích tại công ty nghiên cứu EEDAR, nhận định: "Đó là một siêu tham vọng". tu-hoc-lap-trinh-cha-de-game-slitherio-dut-tui-hon-2-ty-dong-moi-ngay-1 Tự học lập trình, Steven Howse đã đổi đời nhờ kiên trì với ý tưởng. Không phải chi một xu cho quảng cáo, bởi những tài khoản YouTube nổi tiếng tự đăng tải màn chơi của họ lên cho mọi người theo dõi. Cũng giống như hiện tượng Gangnam Style bùng nổ trên khắp thế giới bắt đầu từ việc chia sẻ qua mạng xã hội. Tuy nhiên Howse phải dành nhiều công sức và tiền bạc để tìm kiếm không gian máy chủ tại những khu vực có nhu cầu chơi tăng đột biến. Anh cho biết mình đang cố gắng tiết kiệm tiền bằng cách tránh sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây của Amazon hoặc Alphabet. "Chi phí là cực kỳ tốn kém bởi số lượng lớn đường truyền mà trò chơi này sử dụng", Howse cho biết. Anh trả khoảng 15.000 USD hàng tháng cho Apple và Google, trong đó bao gồm tiền dịch vụ hosting online và cả một phần tiền thu được từ ứng dụng. Tuy nhiên kỹ thuật không phải là vấn đề duy nhất là Howse phải đối mặt lúc này. Làm mới trò chơi, giữ người dùng luôn có được sự vui vẻ mỗi khi vào Slither.io mới là thách thức thực sự. Nhiều người cảm thấy hết động lực khi đã đứng đầu bảng xếp hạng, hoặc đôi khi chết quá nhiều cũng làm họ nản chí. Để giải quyết, Howse mới đây đã bổ sung trình điều khiển mới, chế độ chơi đơn, và hướng đến việc thêm chế độ chơi theo đội. Giống như bất kỳ nhà phát triển trò chơi trên điện thoại di động nào khác, Howse thừa hiểu sẽ đến lúc "con gà đẻ trứng vàng" của mình kết thúc thời hoàng kim. Flappy Bird bị chính cha đẻ Nguyễn Hà Đông khai tử vì quá nhiều áp lực. Howse chia sẻ, anh đang suy tính đến chuyện bán Slither.io trong tương lai, sau khi nhận được lời đề nghị từ hai công ty game lớn và một hãng đầu tư mạo hiểm. Anh thừa nhận mình phải trải qua những giai đoạn căng thẳng, tuy nhiên "đó là vấn đề mà hầu hết mọi người đều sẽ ghen tị để có được” - Howse nói. Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông cũng từng thu về khoảng 50.000 USD/ngày (tương đương 1 tỷ đồng) và khiến anh phải chịu nhiều áp lực. Sau một thời gian ngắn ồn ào, Hà Đông đã quyết định khai tử "Chú chim mặt ngố" như một sự giải thoát. Điều này đã gây nên nhiều phản ứng trái chiều, đa phần tiếc nuối cho sự thành công "sớm nở tối tàn" của một tài năng Việt Nam

30 Tài nguyên tuyệt vời dành cho lập trình viên Android

Bài viết được dịch từ trang web Udacity
Học lập trình android qua những tài nguyên tốt nhất
Một trong những điểm hấp dẫn nhất khi trở thành một lập trình viên Android đó là nó có một cộng đồng rất sôi động. Hệ sinh thái các nhà phát triển Android là năng động và cộng tác, với việc chia sẻ các bí quyết, thủ thuật và hướng dẫn trên internet và trong cuộc sống tại các cuộc thi lập trình, hội thảo, meetup, và nhiều hơn thế nữa.
Trong quá trình xây dựng các kỹ năng của bạn để trở thành một nhà phát triển Android, hãy chắc chắn sử dụng 30 nguồn tài nguyên trực tuyến sau đây để luôn cập nhật và giữ cho các kỹ năng của bạn được sắc bén.

TIN TỨC: Luôn cập nhật kiến thức trong ngành công nghiệp di động

Android Weekly: bản tin hàng tuần miễn phí này bao gồm mọi thứ từ các bài viết và tutorial cho tới các video và thư viện GitHub. Nó là một địa chỉ nên theo dõi thường xuyên đối với các nhà phát triển Android dù ở cấp độ kỹ năng nào.
AndroidHive: là một kênh chia sẻ những thông tin mới nhất và tuyệt vời nhất về tất cả mọi thứ liên quan đến Android.
Tài khoản Twitter Google Developers: Còn nơi nào tốt hơn để có được tin tức về Android hơn là từ nguồn chính thức? Bạn có thể nhận những thông tin mới nhất theo thời gian thực.
Tuyển tập về Android trên trang Medium: Nếu bạn muốn có được nội dung phong phú từ các ấn phẩm Android, các blogger, và nhiều thành viên trên internet, thì hãy truy cập trang web Medium. Tìm kiếm theo từ khóa ("Android", "Android App Development" và "Android Apps") hoặc chuyển tới phần Google Developer Experts collection để khám phá những thông tin, ghi chú hữu ích và đầy cảm hứng.

BÍ QUYẾT, THỦ THUẬT, VÀ HƯỚNG DẪN: Nâng cao kỹ năng của bạn

Vogella: Các tutorial hướng dẫn lập trình trên trang web này rất có giá trị đối với các lập trình viên Android. Chúng bao gồm tất cả mọi thứ từ việc debugging các ứng dụng Android cho đến việc sử dụng Google Maps Android API.
Android developer hub: Trang web chính thức của nhà phát triển Android cung cấp các công cụ, đào tạo, download, code mẫu, các gói thư viện, và nhiều hơn nữa.
Android Open Source: Một điều hấp dẫn trong phát triển trên Android đó là toàn bộ mã nguồn của nó có sẵn miễn phí trực tuyến. Trang web Android Open Source cung cấp thông tin bạn cần để tạo ra các tùy biến của Android stack và để port đến các thiết bị và phụ kiện cho nền tảng này. Trang web này cũng bao gồm các hướng dẫn để thực hiện các hành động khác nhau với mã nguồn Android, giống như làm thế nào để chạy Android emulator, cũng như các nhóm thảo luận Google Groups xung quanh dự án như porting Android tới một thiết bị mới.
Tuts+: Các khóa học bằng video và hướng dẫn trên trang web này giúp bạn tìm hiểu tất cả mọi thứ từ cách thêm chức năng kiểm tra chính tả cho các ứng dụng của bạn cho đến làm thế nào để sử dụng Fabric, phát triển nền tảng di động của Twitter.
Codementor: Trong mục Learning Center Android của trang Codementor, các nhà phát triển Android nhiều kinh nghiệm thường chia sẻ những tutorial, video, hướng dẫn và lời khuyên. Bạn cũng có thể đăng ký để cập nhật thông tin qua email từ trang web này.
Android Arsenal: Đây là tập hợp các thư viện và công cụ Android miễn phí đã được phân loại và chúng cực kỳ hữu ích cho các nhà phát triển.

TRUYỀN CẢM HỨNG: Kích thích trí não của bạn

Android Niceties: Blog Tumblr này thu thập ảnh chụp màn hình từ một số các ứng dụng Android trực quan hấp dẫn nhất có sẵn để tải về hiện nay. Chúng có thể mang lại rất nhiều cảm hứng cho bạn.
Kênh Android Developers trên YouTube: Trang Android Developers YouTube của Google bao gồm nhiều video từ các sự kiện Android trực tiếp, cũng như các demo và tutorial. Nhưng gần đây nhất, kênh này có thêm một loạt các câu chuyện truyền cảm hứng chất lượng cao từ các công ty như The Hunt và Haystack TV theo cách rất thú vị và có tác động mạnh mẽ.
App Design Served: Có rất nhiều hướng dẫn cách phát triển ứng dụng cho Android. Hãy chắc chắn tìm kiếm theo từ khóa Android để xem các ví dụ công việc phù hợp nhất.
Fragmented Podcast: Trong podcast dành cho các nhà phát triển Android này, Donn Felker và Kaushik Gopal bàn về việc làm thế nào để xây dựng nên những phần mềm tuyệt vời và trở thành nhà phát triển Android giỏi hơn. Các chủ đề bao gồm các công cụ hữu ích cho đến các pattern và practice, và đôi khi có những cuộc phỏng vấn đầy cảm hứng với những lập trình viên giỏi nhất trong ngành công nghiệp di động.

CỘNG ĐỒNG: Giao lưu và học hỏi với các đồng nghiệp khác

Quora: Các thành viên của cộng đồng Android luôn sẵn sàng trả lời các câu hỏi của nhau (như "Tại sao các ứng dụng Android được viết bằng Java, nhưng hệ điều hành Android lại được viết bằng C++?" hoặc "Khóa học trực tuyến nào là tốt nhất cho việc phát triển ứng dụng Android?") và cung cấp các câu trả lời rất chi tiết. Bạn có thể dành thời gian để duyệt qua các câu hỏi có sẵn, hoặc đặt câu hỏi của riêng bạn.
Stack Overflow: Diễn đàn trực tuyến này là nơi giao lưu trao đổi của giới lập trình viên. Các lập trình viên chuyên nghiệp và nghiệp dư đều đặt câu hỏi, trả lời, bình luận về những câu trả lời, và khi làm như vậy, mạng lưới cộng đồng các nhà phát triển ngày càng sôi động. Đó là một điểm đến tuyệt vời khi bạn đang gặp vấn đề khó khăn, bạn muốn tìm hiểu làm thế nào để giải quyết nó, hoặc bạn muốn gặp một người đang làm điều đó.
GitHub: GitHub là dịch vụ chứa code lớn nhất hiện nay, với hơn 22,7 triệu code repositories. Tham gia GitHub để cộng tác với các nhà phát triển khác, xem qua các dự án lập trình thú vị, và đóng góp công sức vào việc tạo ra những phần mềm tốt trên khắp thế giới.
AndroidDev subreddit: Nơi đây chứa những tin tức, công cụ, Q&A, và các cuộc thảo luận có giá trị về Android trong cộng đồng các nhà phát triển. Hãy tham gia trao đổi bất cứ khi nào bạn muốn, hoặc chỉ cần đọc, tìm hiểu, và quan sát.
Google+: Google+ có một tuyển tập các cộng đồng Android đang hoạt động rất tích cực, bao gồm tập hợp các dự ánAndroid GitHub, một groups Android Developer, và một cộng đồng Android Developer Tools.

VIỆC LÀM: Tìm những việc làm có chất lượng cao nhất

LinkedIn: Khi bạn muốn tìm việc làm, cho dù bạn có chuyên môn trong bất cứ lĩnh vực nào, thì một nơi nên tìm kiếm trước tiên là LinkedIn. Tìm kiếm các công ty mà bạn yêu thích và xem các cơ hội việc làm hiện tại của họ, kết nối với các nhà phát triển và nhà tuyển dụng khác thông qua các Groups, và giữ hồ sơ của bạn luôn cập nhật để thu hút sự quan tâm của nhà tuyển dụng.
Guru: Bạn đang tìm kiếm công việc tự do (freelancer)? Hãy truy cập vào mục Web, Software & IT trên trang Guru và vào mục Android để tìm những project tuyệt vời từ các công ty trả theo giờ hoặc mức thù lao cố định.
Stack Overflow Careers: Có rất nhiều việc làm dành cho các lập trình viên Android trên trang web này. Bạn có thể tìm kiếm theo dự án, công ty, hoặc thành phố.
GitHub Jobs: Một nguồn việc làm tuyệt vời khác dành cho các lập trình viên Android. Bạn có thể lọc theo tiêu đề, chuyên môn, công ty, vị trí, và quyền lợi.

CHUYÊN GIA: Follow những ngôi sao trong cộng đồng lập trình viên Android

Juhani Lehtimaeki: Follow tác giả của Smashing Android UI và CTO của Fat Robot để cập nhật các tin tức, suy nghĩ, và tất cả mọi thứ về Android.
Cyril Mottier: Là một bậc thầy trong việc phát triển ứng dụng di động, với danh hiệu Google Developer Expert trên nền tảng Android.
Richard Hyndman: Bạn có thể nhận ra ông qua kênh phát triển của Google YouTube. Trên Twitter, ông chia sẻ tin tức, hiểu biết, và hình ảnh vui nhộn với 15.000 người follow.
Andy Rubin: Khi cha đẻ của Android chia sẻ thông tin - ngay cả khi điều này không diễn ra thường xuyên - thì bạn cũng nên lắng nghe.
JR Raphael: Một nhà báo kỳ cựu chuyên về Android, và đồng sáng lập của Computer World, bạn nên follow ông để có được những thông tin mới nhất về Android.
Jake Wharton: Một kỹ sư Android tại Square và thường xuyên thuyết trình tại các hội nghị và các buổi meetup, Jake Wharton cung cấp trên Twitter những suy nghĩ thú vị gây cười và cái nhìn sâu sắc về lập trình.

Kết luận

Không quan trọng việc bạn đang ở đâu trên hành trình để trở thành một lập trình viên Android chuyên nghiệp, những tài nguyên hiện nay là rất phong phú và có thể giúp bạn xây dựng nên một nền tảng kiến thức vững chắc để nắm bắt những cơ hội trong lập trình di động nói chung và Android nói riêng.