Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

Xuất hiện cách điều chế vàng cực nhanh từ đồ điện tử bỏ đi

Công đoạn tách vàng từ mạch điện tử chỉ kéo dài khoảng 10 giây, tốc độ nhanh nhất từ trước tới nay.
Các nhà nghiên cứu của đại học Saskatchewan (Canada) đã tìm ra cách thu hồi vàng từ bên trong các loại rác thải điện tử nhanh hơn, an toàn hơn và rẻ hơn. Cụ thể, họ khẳng định có thể điều chế 1kg vàng từ rác điện tử với chi phí 47 USD và khoảng 100l dung môi đặc biệt có thể tái sử dụng. Hiện tại, để thu hồi 1kg vàng thì chi phí lên tới hơn 1000 USD và tiêu tốn 5000l dung môi hỗn hợp giữa axit nitric và axit clohydric chỉ sử dụng một lần.

Cụ thể, phó giáo sư khoa Hóa học Stephen Foley – người đứng đầu đội ngũ nghiên cứu – cho biết mỗi năm thế giới phải hứng chịu thêm hơn 50 triệu tấn rác điện tử được thải ra và 80% trong số đó không thể bị tiêu hủy. Chính vì thế, ông và các đồng nghiệp đã tìm ra phương pháp tách vàng từ rác thải điện tử không chỉ khả thi về mặt kinh tế mà còn thân thiện với môi trường. “Phương pháp này có thể làm thay đổi ngành công nghiệp khai thác vàng”, Foley khẳng định.
Rác thải điện tử không hẳn chỉ chứa những thứ độc hại, nó cũng có chứa các kim loại quý. Bộ vi xử lý, chip và chấu nối được mệnh danh là mỏ bạc, vàng và palladium cho các “thợ mỏ đô thị”. Theo một nghiên cứu do United Nations University tiến hành, hàm lượng quý kim trong các “mỏ” đó cực kỳ cao, gấp 40-50 lần so với các quặng đào.
Bên cạnh quý kim, chúng còn chứa những hóa chất độc hại khác như cadmium, chì và thủy ngân. Những nhà tái chế sử dụng công nghệ cao như Umicore tại Bỉ và Xstrata ở Canada có thể thu hồi lên đến 95% kim loại. Theo các chuyên gia về rác điện tử, nỗ lực cải cách, đổi mới nên bắt đầu từ nhận thức rằng những người thu gom rác điện tử tự do rất giỏi trong việc tìm ra “núi vàng” trong đống rác thải và phải coi họ là một nhân tố không thể thiếu trong bất kỳ giải pháp môi trường nào.
Phương pháp mà nhóm nghiên cứu của Foley phát hiện ra là kết hợp axit acetic – vốn được biết đến là thành phần chính của dấm ăn – với một lượng nhỏ axit khác và một chất oxy hóa. Nhờ dung dịch này, quá trình tách vàng có thể diễn ra trong những điều kiện không gây hại cho môi trường.


Việc các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử không thải khí thải ra môi trường khiến nhiều người nhầm tưởng rằng đây là ngành công nghiệp “sạch”, công nghiệp “không khói”. Ví dụ, khu vực Guiyu ở miền Nam Trung Quốc có thể nói là “điểm tập kết của nghề mua bán rác thải điện tử”. Trung bình, 5.500 cơ sở ở Guiyu tái chế 1,5 triệu tấn rác thải điện tử mỗi năm, doanh thu 75 triệu USD. Tại đó, 150.000 người làm công việc tái chế chất thải điện tử bằng những cách thức rất thô sơ, thủ công.
Họ tách plastic bằng cách nấu sôi các bảng mạch trên bếp lò, sau đó dùng acid để tách kim loại. Họ mạo hiểm tính mạng của mình với các mối nguy hiểm như bị phỏng, hít khí thải độc hại, ngộ độc chì và các chất gây ung thư. Những cư dân không trực tiếp tham gia cũng phải gánh chịu tác hại do không khí, nguồn nước bị ô nhiễm.
Vàng là một kim loại hiếm và khó hòa tan cũng như khó thẩm tách lấy lại trạng thái ban đầu. Việc khai thác vàng luôn đòi hỏi một lượng lớn hóa chất natri xyanua (NaCN) có hại cho môi trường. Vàng có thể được thu lại bằng cách tái chế các mạch điện và con chip máy tính trong rác thải điện tử, nhưng quá trình này vừa tốn kém vừa tác động xấu đến môi trường.
Hiện tại, Stephen Foley và các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứ thêm để tìm ra cách đưa dung môi vào ứng dụng trên quy mô công nghiệp để tái chế vàng. Nhờ nghiên cứu này, quy tình tái chế vàng từ rác thải điện tử sẽ trở nên rẻ hơn, nhanh hơn và an toàn hơn.

Nguồn
http://dtdd.net/tin-tuc/xuat-hien-cach-dieu-che-vang-cuc-nhanh-tu-do-dien-tu-bo-di.html

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2016

Phóng xạ Polonium: Thần chết vô hình trong tay sát thủ

Do con người không thể phát hiện chất phóng xạ Polonium bằng thiết bị kiểm tra phóng xạ chuyên dụng nên các sát thủ mang theo nó có thể lọt qua các rào chắn an ninh nghiêm ngặt nhất để ám sát những nhân vật cấp cao.
Các chuyên gia Thụy Sỹ điều tra nguyên nhân dẫn tới cái chết của Tổng thống Palestine Yasser Arafat tìm thấy một lượng lớn chất độc phóng xạ Polonium-210 trên quần, áo của nhà lãnh đạo quá cố. Thậm chí họ còn thấy chất phóng xạ này trên bàn chải đánh răng và khăn trùm đầu mà ông Arafat thường sử dụng.
Phong xa Polonium: Than chet vo hinh trong tay sat thu hinh anh 1
Người dân tới viếng mộ nhà lãnh đạo Yasser Arafat tại Bờ Tây năm 2004. Ảnh: CNN.
Trên thực tế, Polonium-210 không phải chất phóng xạ phát ra các hạt gamma, loại  hạt có thể xuyên qua những bức tường cực dày. Khi phân rã, chất này giải phóng các tia alpha, loại tia hoàn toàn không thể xuyên qua bất kỳ thứ gì, kể cả một tờ giấy mỏng. Tuy nhiên, hạt alpha rất nguy hiểm bởi nó di chuyển ở khoảng cách ngắn nhưng lại có năng lượng lớn.
Nếu Polonium-210 thâm nhập vào cơ thể và phân rã, các hạt alpha sẽ liên tục bắn phá các tế bào, gây tổn thương nghiêm trọng các cơ quan nội tạng và mô của cơ thể, khiến người bị nhiễm độc gần như vô phương cứu chữa. Chất phóng xạ này nguy hiểm tới mức chỉ 1 gram cũng đủ cướp đi mạng sống của 1 con người.
Dù là chất kịch độc nhưng Polonium-210 hoàn toàn không thể xuyên qua da người. Nó chỉ có thể xâm nhập vào cơ thể qua những vết thương hở miệng. Ngoài ra, bầu không khí nhiễm Polonium-210 cũng là một trong những cách giúp chất phóng xạ là thâm nhập vào sâu trong cơ thể.
Giáo sư Cham Dallas - chuyên gia chất độc tại Viện chăm sóc sức khỏe Đại học Georgia, Mỹ - cho biết: “Polonium-210 gây hại tùy vào liều lượng, giống các loại chất độc hóa học thông thường khác. Nếu nạn nhân nhiễm lượng Polonium-210 lớn, cái chết sẽ ập đến nhanh hơn. Triệu chứng của nạn nhân nhiễm độc phóng xạ Polonium-210 giống với nạn nhân ung thư giai đoạn cuối”.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne của Mỹ, nếu nạn nhân nuốt phải Polonium-210, cơ thể sẽ đào thải khoảng 50 đến 90% độc tố theo đương tiêu hóa. Phần còn lại sẽ thẩm thấu vào trong máu và lan đi khắp cơ thể. Khoảng 45% sẽ đọng ở lá lách, thận và gan trong khi 10 % đọng lại ở tủy xương.
Khi các hạt alpha bắn phá gan, thận và tủy sống, nạn nhân sẽ cảm thấy buồn nôn và đau đầu khủng khiếp. Nạn nhân sẽ nôn, tiêu chảy và rụng tóc. Vài tuần hay thậm chí vài ngày sau khi Polonium-210 phát huy tác dụng, nạn nhân sẽ tử vong.
Theo giáo sư Dallas, chúng ta hoàn toàn không có cách chữa trị đối với người nhiễm độc phóng xạ Polonium-210 ở mức độ nặng. Các nhà khoa học thử nghiệm đang thử nghiệm một số biện pháp điều trị, nhưng Cục quản lý dược phẩm Mỹ vẫn chưa phê chuẩn các biện pháp ấy.
Do người ta không thể phát hiện Polonium-210 bằng các phương pháp dò tìm thông thường, sát thủ dễ dàng sử dụng nó để đầu độc nạn nhân. Khi nhiễm độc, các bác sĩ sẽ mất rất nhiều thời gian để chuẩn đoán bệnh. Quá trình chuẩn đoán có thể kéo dài nhiều ngày, thậm chí nhiều tuần. Khi chúng ta phát hiện ra Polonium-210 là nguyên nhân gây bệnh thì mọi phương pháp điều trị đều không phát huy tác dụng.
Dù Polonium-210 là một trong những chất nguy hiểm nhất song rất ít người có thể tiếp cận nó. Là chất phóng xạ hiếm tồn tại bên ngoài tự nhiên, Phần lớn Polonium-210 ra đời trong các lò phản ứng hạt nhân. Ở thời điểm hiện tại, chỉ các cường quốc hạt nhân như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Israel có đủ khả năng sở hữu loại chất độc này.
Trịnh Duy

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2016

5 con khỉ và 1 nải chuối: Bài học về những nhà lãnh đạo 'vùi dập' và nhân viên 'mù quáng'

Chuyện kể rằng, có 5 con khỉ bị nhốt trong một căn phòng. Giữa phòng là một cái thang, trên đỉnh thang là nải chuối. Mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, người ta lại phun nước lạnh vào những con còn lại, làm chúng rất khổ sở.
Sau một thời gian, mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, những con còn lại, vì không muốn bị phun nước, tóm lấy con kia và đánh cho một trận.
Dần dần, không có con nào trong số 5 con khỉ có ý định trèo lên thang nữa. Người ta bèn bắt ra 1 con và thay bằng con mới. Nhìn thấy nải chuối và cái thang, con khỉ mới thắc mắc không hiểu tại sao các con kia không trèo, và thử leo lên. Tất nhiên bốn con kia xông vào đánh cho một trận. Con khỉ mới không hiểu vì sao bị đánh, tuy nhiên không dám trèo nữa.
Rồi một con nữa trong số 5 con đầu được thay thế. Chú lính mới lại định trèo, và bị cả hội đánh tới tấp. Con khỉ vừa vào trước đó cũng tham gia đánh, đơn giản vì thấy bọn kia làm vậy, còn bản thân vẫn không hiểu vì lí do gì.
Lần lượt 5 chú khỉ ban đầu được thay ra hết.
Bây giờ, 5 con khỉ mới ở trong phòng. Không có con nào từng bị dội nước. Nhưng cũng không con nào dám trèo lên thang. Và cả 5 sẵn sàng đánh nhừ tử bất kỳ con nào khác có ý định đó, mà không hiểu vì lí do gì.

Có vẻ như trong trường hợp này, một thói quen mới đã được hình thành và cả 5 con khỉ đều tiếp nhận thói quen này như một điều mặc định. Dường như những chú khỉ - tức đối tượng "tiếp nhận" chỉ là người "kế thừa" và chấp nhận sự việc theo kiểu "NÓ ĐÚNG LÀ NHƯ THẾ".
Trong cuộc sống cũng có không ít những chú khỉ như vậy. Một khi từng gặp phải thất bại hoặc khó khăn, những người dạng này thường có xu hướng không muốn nỗ lực nữa, nản chí và mặc định rằng mọi chuyện phía trước đều sẽ diễn biến xấu.
Ngoài ra, câu chuyện này còn cho thấy một thực tế phũ phàng khác trong cuộc sống và môi trường làm việc hiện nay.
Mặc dù các nhà quản lý luôn hô hào cổ vũ về tinh thần phải sáng tạo, đổi mới, hợp tác. Tuy nhiên, những “chú khỉ” trong văn phòng vẫn ngầm bị dội những gáo “nước lạnh” bất cứ khi nào ai đó cố gắng làm những điều mới mẻ. Hoặc, tồi tệ hơn, một số nhân viên thậm chí buộc phải kìm nén sự sáng tạo.
Điều này tạo thành một thói quen xấu, khiến ngay cả những nhân viên sau này dù không bị "dội nước lạnh" nhưng họ vẫn sợ hãi, chấp nhận thực tế và ngại thay đổi vì nghĩ rằng mọi chuyện cũng không thể tốt hơn được.
Ngoài ra, một khi có người muốn nỗ lực lấy nải chuối, tất cả những đối tượng còn lại sẽ hiệp lực cho "chú khỉ" này "ăn đòn". Đứng trên cương vị một nhà quản lý, có thể trong trường hợp này họ muốn các nhân viên của mình tự giám sát nhau trong hệ thống, tự hình thành quy tắc và không ai có thể vượt qua khuôn khổ đó.
Ngay cả trong cuộc sống hay công việc, đôi khi một ý kiến, một lời phát biểu, một đề xuất, một hành vi hay phong cách sống của ai đó lại thường bị rất nhiều người phản đối, bác bỏ, thậm chí là vùi dập không thương tiếc. Trong khi thực tế là họ cũng chẳng biết mình đang làm gì, đơn giản là thấy số đông và quyết định làm theo một cách mù quáng.
Liệu bạn có đang phải là một "chú khỉ" như vậy trong cuộc sống và cả công việc hay không?

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2016

CHUYỆN NGỤ NGÔN MUỖI VÀ SƯ TỬ


Sư tử đang nằm nghỉ trưa thì có con muỗi vo ve xung quanh tìm thức ăn. Thế nhưng nó bay đến đâu, đuôi hoặc móng vuốt của sư tử cũng quơ đến đó, khiến nó không thể nào tiếp cận mục tiêu được. Tức mình, muỗi thách sư tử:
– Sư tử kia, ta không sợ ngươi đâu! Ngươi làm gì mạnh bằng ta chứ. Không tin thì cứ thử đấu với ta xem!
Thế là con muỗi lao đến, tấn công vào mặt sư tử. Đau đớn, sư tử dùng móng vuốt cào lên mặt mình để xua muỗi đi, nhưng vì làm bị thương chính mình, cuối cùng nó gục ngã. Thấy thế, muỗi ta biết đã chiến thắng sư tử hùng mạnh nên khoái trá bay đi. Nhưng không may, mải mê với chiến thắng, nó không để ý và bị mắc vào lưới nhện. Lúc con nhện trườn tới chuẩn bị ăn thịt mình, con muỗi mới đau khổ thốt lên:
– Ta chiến thắng được chúa tể sơn lâm, nhưng lại phải chết vì cái lưới nhện này!
Ở đời không ai học được chữ “ngờ”. Bởi thế, lúc chiến thắng thì đừng tự cao, lúc thất bại thì đừng vội nản. Phải tự hiểu rõ giới hạn và khả năng của mình để tùy trường hợp mà điều chỉnh hành vi và thái độ cho phù hợp.
St



Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Bầy chó và thợ săn: Bài học về cách khiến nhân viên chỉ muốn làm việc cho bạn cả đời

Câu chuyện về cách quản lý bầy chó của người thợ săn dưới đây sẽ khiến mọi nhà quản lý phải tâm phục, khẩu phục, nhất là bài học về lương thưởng.

Một chú chó săn chạy khắp cánh đồng dưới chân núi mà không bắt được con thỏ nào.
Người chăn dê thấy thế thì cười, trêu chú chó:
– Chú thật bất tài. Con thỏ nhỏ hơn chú bao nhiêu mà còn chạy nhanh hơn.
Chó săn đáp:
– Ông không biết mục đích chạy của bọn tôi hoàn toàn khác nhau! Tôi chạy chỉ vì miếng ăn, còn thỏ chạy vì tính mạng!
Thợ săn nghe cuộc trò chuyện của người chăn dê và chú chó, nghĩ bụng: “Con chó này nói đúng. Nếu ta muốn có nhiều thỏ hơn thì phải nghĩ cách khác”. Một ý nghĩ lóe lên trong đầu thợ săn. Đó là tia lửa đầu tiên của khoa học quản lý.
Thế là thợ săn ra chợ mua thêm mấy con chó săn khác. Sau đó, ông ta ra chính sách mới: Hễ con nào bắt được đủ số thỏ sẽ được “trả lương” bằng mấy chiếc xương. Không bắt được thỏ thì không có ăn.
Chiêu mới quả cao tay. Bầy chó tranh nhau săn bắt, đem rất nhiều thỏ về, bởi chẳng con nào muốn thấy chó khác gặm xương, trong khi mình hóp bụng trương mắt ếch.
Được một thời gian, lại có vấn đề xuất hiện. Bầy chó nhận ra: Thỏ lớn khó bắt hơn thỏ bé, vậy mà bắt được bất kể thỏ lớn hay thỏ bé thì đều nhận trả công như nhau. Lúc đầu chỉ có một vài con giỏi nhận xét mới chuyên bắt thỏ nhỏ, sau cả đàn đều làm theo.
Thợ săn hỏi:
– Gần đây thỏ bọn bay bắt được càng ngày càng nhỏ, vì sao vậy?
Bầy chó trả lời:
– Thỏ lớn thỏ nhỏ không khác nhau, ai phí công đi bắt thỏ lớn đây?
Sau một thời gian suy nghĩ, thợ săn quyết định không dùng xương để trả cho số lượng thỏ, mà dùng phương pháp đánh giá hiệu quả: Cứ một thời gian lại thống kê số lượng thỏ của từng con săn về, từ đó trả công theo từng giai đoạn.
Cách quản lý mới của thợ săn lập tức có tác dụng, số thỏ bầy chó săn về tăng cả số lượng lẫn chất lượng. Thợ săn rất đắc ý.
Thế nhưng, ngày này qua ngày khác, thợ săn lại thấy số thỏ bầy chó săn về giảm rõ rệt, mà những con chó càng nhiều kinh nghiệm thì lại đem về càng ít thỏ.
Thợ săn hỏi bầy chó. Bầy chó đáp:
– Quãng đời đẹp nhất của bọn tôi đều là cho ông, chủ nhân. Nhưng giờ bọn tôi ngày một già. Khi không bắt được thỏ nữa, ông có còn cho tôi xương không?
Thế là thợ săn thống kê lại toàn bộ số thỏ bắt được của từng con, tiến hành phân tích, đưa ra quy định mới về trả công: Nếu bắt được số thỏ vượt một mức nhất định, chó săn khi về già sẽ được trả số xương nhất định.
Bầy chó vui sướng, tất cả lại lao đi săn, cố để hoàn thành nhiệm vụ ông chủ giao. Qua một thời gian, một số chú chó đã hoàn thành chỉ tiêu.
Một thời gian sau, có một con nói:
– Chúng tôi cố gắng thế mà chỉ được trả mấy khúc xương, mà số thỏ tôi săn được quý gấp bao nhiêu lần xương. Vì sao chúng tôi không bắt thỏ cho chính mình nhỉ?
Thế là có mấy chú chó bỏ thợ săn, tự mình lập xưởng bắt thỏ.
Vậy câu chuyện có ý nghĩa gì? Đó chính là các bước phát triển của khoa học quản lý.
Không chỉ có thợ săn, ngay cả chó săn cũng có nhu cầu lập nghiệp.
Trong môi trường công sở cũng vậy. Là một nhà quản lý, giống như người thợ săn, nếu như không biết cách quản lý, khích lệ và tạo điều kiện cho nhân viên, bạn sẽ không nhận được sự cống hiến hết mình từ họ.
Trả lương, thưởng, đánh giá hiệu quả, tạo điều kiện để nhân viên thực hiện kế hoạch…đều là những công cụ hữu hiệu để nhà quản lý kích thích tinh thần làm việc của nhân viên.
Tạo “đất” cho nhân viên làm việc là một kỹ thuật quản lý mới. Một mặt nó giúp nhân viên hiểu rõ vị trí và phương hướng làm việc của mình trong công ty, phát huy năng lực, thỏa mãn tình yêu công việc và khát vọng thành đạt của nhân viên; mặt khác nó là cách giữ gìn và phát triển hữu hiệu nguồn lực con người, đáp ứng cả nhu cầu hiện tại và tương lai của công ty.
Ngoài ra, nhà quản lý cũng phải thừa nhận rằng ai cũng có nhu cầu lập nghiệp, rồi sẽ đến một ngày họ nhận ra tại sao mình mãi phải làm thuê, tại sao mình không thể tự làm chủ. Vậy trong trường hợp này, các nhà lãnh đạo nên làm gì để vừa tốt cho công ty mà tránh mất nhân tài?
Câu trả lời đơn giản là tại sao bạn không tạo cho nhân viên cơ hội lập nghiệp ngay trong nội bộ công ty? Bằng cách này, một mặt công ty có thêm nhiều cơ hội đầu tư, mặt khác nhân viên có thể tự quản lý một hạng mục mới, bước ngoặt trong sự nghiệp của họ.
Nó không chỉ giữ chân được những người ưu tú trong công ty, mà còn tạo thêm nhiều lợi nhuận và tránh được những cuộc cạnh tranh phức tạp sau này.
Vân Đàm
Theo Trí Thức Trẻ/Siasat.pk

5 con khỉ và 1 nải chuối: Bài học về những nhà lãnh đạo 'vùi dập' và nhân viên 'mù quáng'

Câu chuyện về 5 chú khỉ và 1 nải chuối dưới đây tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại ẩn chứa những bài học, hiện tượng xảy ra trong cuộc sống đôi khi khiến chúng ta phải giật mình.


Chuyện kể rằng, có 5 con khỉ bị nhốt trong một căn phòng. Giữa phòng là một cái thang, trên đỉnh thang là nải chuối. Mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, người ta lại phun nước lạnh vào những con còn lại, làm chúng rất khổ sở.
Sau một thời gian, mỗi khi có một con khỉ định trèo lên thang, những con còn lại, vì không muốn bị phun nước, tóm lấy con kia và đánh cho một trận.
Dần dần, không có con nào trong số 5 con khỉ có ý định trèo lên thang nữa. Người ta bèn bắt ra 1 con và thay bằng con mới. Nhìn thấy nải chuối và cái thang, con khỉ mới thắc mắc không hiểu tại sao các con kia không trèo, và thử leo lên. Tất nhiên bốn con kia xông vào đánh cho một trận. Con khỉ mới không hiểu vì sao bị đánh, tuy nhiên không dám trèo nữa.
Rồi một con nữa trong số 5 con đầu được thay thế. Chú lính mới lại định trèo, và bị cả hội đánh tới tấp. Con khỉ vừa vào trước đó cũng tham gia đánh, đơn giản vì thấy bọn kia làm vậy, còn bản thân vẫn không hiểu vì lí do gì.
Lần lượt 5 chú khỉ ban đầu được thay ra hết.
Bây giờ, 5 con khỉ mới ở trong phòng. Không có con nào từng bị dội nước. Nhưng cũng không con nào dám trèo lên thang. Và cả 5 sẵn sàng đánh nhừ tử bất kỳ con nào khác có ý định đó, mà không hiểu vì lí do gì.
Có vẻ như trong trường hợp này, một thói quen mới đã được hình thành và cả 5 con khỉ đều tiếp nhận thói quen này như một điều mặc định. Dường như những chú khỉ - tức đối tượng "tiếp nhận" chỉ là người "kế thừa" và chấp nhận sự việc theo kiểu "NÓ ĐÚNG LÀ NHƯ THẾ".
Trong cuộc sống cũng có không ít những chú khỉ như vậy. Một khi từng gặp phải thất bại hoặc khó khăn, những người dạng này thường có xu hướng không muốn nỗ lực nữa, nản chí và mặc định rằng mọi chuyện phía trước đều sẽ diễn biến xấu.
Ngoài ra, câu chuyện này còn cho thấy một thực tế phũ phàng khác trong cuộc sống và môi trường làm việc hiện nay.
Mặc dù các nhà quản lý luôn hô hào cổ vũ về tinh thần phải sáng tạo, đổi mới, hợp tác. Tuy nhiên, những “chú khỉ” trong văn phòng vẫn ngầm bị dội những gáo “nước lạnh” bất cứ khi nào ai đó cố gắng làm những điều mới mẻ. Hoặc, tồi tệ hơn, một số nhân viên thậm chí buộc phải kìm nén sự sáng tạo.
Điều này tạo thành một thói quen xấu, khiến ngay cả những nhân viên sau này dù không bị "dội nước lạnh" nhưng họ vẫn sợ hãi, chấp nhận thực tế và ngại thay đổi vì nghĩ rằng mọi chuyện cũng không thể tốt hơn được.
Ngoài ra, một khi có người muốn nỗ lực lấy nải chuối, tất cả những đối tượng còn lại sẽ hiệp lực cho "chú khỉ" này "ăn đòn". Đứng trên cương vị một nhà quản lý, có thể trong trường hợp này họ muốn các nhân viên của mình tự giám sát nhau trong hệ thống, tự hình thành quy tắc và không ai có thể vượt qua khuôn khổ đó.
Ngay cả trong cuộc sống hay công việc, đôi khi một ý kiến, một lời phát biểu, một đề xuất, một hành vi hay phong cách sống của ai đó lại thường bị rất nhiều người phản đối, bác bỏ, thậm chí là vùi dập không thương tiếc. Trong khi thực tế là họ cũng chẳng biết mình đang làm gì, đơn giản là thấy số đông và quyết định làm theo một cách mù quáng.
Liệu bạn có đang phải là một "chú khỉ" như vậy trong cuộc sống và cả công việc hay không?

Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Bài học ý nghĩa từ người bán sữa bò rong, ai khôn ngoan cũng nên đọc

Một vị khách mua sữa bò, người bán hàng rong nói “1 chai 3 đồng, 3 chai 10 đồng”. Vị khách lập tức mua lần lượt 3 chai rồi cười nhạo người bán hàng rong, thế nhưng…

Người bán sữa bò rong
Có một vị khách đi mua sữa bò vào một sáng ngày cuối tuần.
Khi anh ta đang đi thì gặp người gánh hàng rong đang bán sữa bò ở ven đường, anh đã tiến đến và hỏi giá.
Người bán hàng rong trả lời: “1 chai 3 đồng, 3 chai 10 đồng”.
Anh không nói gì liền lấy trong túi ra 3 đồng để mua 1 chai, rồi mua thành 3 lần. Mua xong anh ta rất đắc ý cười lớn nói với người bán hàng rong:“Ông có thấy không, tôi chỉ trả 9 đồng đã mua được 3 chai sữa!”
Người bán hàng rong không nói gì, chỉ mỉm cười và thầm nghĩ: “Hay thật! Từ khi áp dụng phương pháp tính giá này, chỉ một thoáng mình đã bán được 3 chai sữa”.
Gợi ý: Câu chuyện không chỉ đơn giản cho thấy một thủ pháp kích thích tiêu thụ. Nó cũng cho thấy rằng ngay cả bán hàng rong cũng cần có nhiều ý tưởng sáng tạo.
Phú ông chọn vợ
Có một phú ông chọn vợ. Sau một thời gian dài tuyển chọn mới có 3 nàng được tham gia vào vòng cuối cùng. Phú ông đưa cho 3 nàng mỗi người một nghìn đồng và nói rằng các nàng hãy đi mua một thứ gì khiến nó tràn ngập gian phòng.
Nàng A mua rất nhiều bông khiến ½ không gian của phòng tràn ngập bông.
Nàng B mua rất nhiều bóng bay và làm tràn ngập ¾ gian phòng.
Nàng C mua một ngọn nến đã làm cho gian phòng ngập tràn ánh sáng.
Cuối cùng, phú ông chọn được người có ý tưởng sáng tạo nhất – đó chính là nàng C.
Gợi ý: Câu chuyện này muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng: Hiểu rõ nhu cầu chân thật nhất của khách hàng là điều phi thường trọng yếu.
Kẻ ăn mày
Ngày nọ, có một người ăn mày đến nhà Tiểu Vương xin ăn. Tiểu Vương bèn cho ông ta 10 đồng, ngày hôm sau người ăn xin này lại đến.
Lại cho 10 đồng, và sự việc cứ tiếp diễn như vậy trong 2 năm liền.
Rồi một ngày Tiểu Vương chỉ cho ông ta 5 đồng thay vì 10 đồng như trước kia. Người ăn mày bèn hỏi lại:“Sao trước kia ngài cho tôi 10 đồng, giờ ngài lại chỉ cho 5 đồng?”
Tiểu Vương đáp lại: “Ta đã kết hôn”.
Người ăn mày giận dữ tát Tiểu Vương một cái rồi lại một cái nữa, sau đó ông ta thốt lên: “Chết tiệt, sao ngươi lại cầm tiền của ta để đi nuôi lão bà nhà ngươi?”
Gợi ý: Không nên cung cấp thứ gì miễn phí quá lâu vì nó sẽ hình thành một thói quen, đến cuối cùng nó sẽ phản tác dụng.
Vợ chồng
Một cặp vợ chồng nọ đi dạo qua các cửa hàng. Người vợ nhìn thấy một bộ đồ ăn cao cấp và tỏ ý muốn mua. Ông chồng chê món đồ đó đắt đỏ nên không sẵn sàng chi tiền. Người bán hàng xem qua rồi nói nhỏ một câu với người chồng. Sau khi nghe xong, ông không còn do dự, liền lập tức bỏ tiền ra mua.
Tại sao người chồng lại thay đổi nhanh chóng này đến như vậy?
Người bán hàng nói: “Bộ đồ ăn này quý như thế, vợ của anh sẽ không nỡ để anh rửa chén đâu.”
Gợi ý: Quan niệm của con người rất khó cải biến, điều quan trọng là cần biết chớp thời cơ và hiểu rõ tâm lý của đối phương.
Tai hại của quản lý
Alice mua một chiếc quần diện. Sau khi mặc thử thấy quá dài, cô bèn nhờ bà nội của mình cắt giúp gấu quần. Nhưng vì bà nội nói rất bận; cô bèn tìm mẹ, nhưng mẹ lại nói không rảnh; cô đành đi tìm chị gái, thế nhưng chị gái thì lại càng không rảnh.
Alice thất vọng và lên giường đi ngủ.
Bà nội, sau khi xong hết công việc nội trợ bề bộn, bèn nhớ đến chiếc quần của cháu gái, bà đem xén bớt gấu quần cho cháu mình.
Sau đó, chị gái trở về liền đem chiếc đã quần xén rồi và xén tiếp.
Cuối cùng, mẹ của Alice khi về đến nhà cũng đem quần đã xén rồi đi xén tiếp. Hậu quả là chiếc quần của Alice không thể mặc được nữa.
Gợi ý: Quản lý không tốt sẽ rất tai hại. Đối với những yêu cầu của bản thân, chúng ta không nên phó mặc mà cần thật sự để tâm tới.
Chiếc chai
Chiếc chai

Nếu dùng một chiếc chai thủy tinh để đựng đầy sữa bò, mọi người sẽ nói: “Đây là sữa bò”.
Còn nếu đổ đầy dầu hạt cải vào chai thì mọi người lại nói rằng: “Đây là dầu cải”.
Chỉ khi bạn không đựng bất kỳ thứ gì bên trong chiếc chai thì mọi người mới công nhận “Đây là cái chai”.
Cũng giống như chiếc chai này, nếu trong tâm bạn tràn đầy thành kiến, tài phú, danh vọng thì bạn không còn là chính mình.
Gợi ý: Nếu chúng ta mong cầu có thật nhiều danh lợi thì sẽ càng khó để sống một cuộc sống đích thực của chính mình.
Chiếc bát vỡ
Một người đàn ông lớn tuổi đang gánh một gánh bát trên đường.
Đột nhiên, một chiếc bát rớt xuống đất và vỡ, nhưng ông lão không hề nhìn xuống đất mà vẫn tiếp tục đi về phía trước.
Người qua đường cảm thấy rất kỳ lạ liền hỏi: “Tại sao cái bát của ông bị rơi vỡ, ông lại không mảy may động tâm?”
Ông lão đáp: “Tại sao ta lại phải nhìn, vì nhìn nó thì nó vẫn là cái chén đã vỡ mà”.
Gợi ý: Không nên đặt tâm quá nặng vào mọi việc, cần nên chuyển biến quan niệm của mình đi một chút.
Việc vặt
Một con sóc chồn muốn quyết chiến với một con sư tử.
Tuy nhiên, sư tử lại nhất quyết cự tuyệt. Sóc chồn nói: “Ngươi sợ sao?”
Sư tử liền đáp: “Nếu như ta cùng ngươi tỷ thí, ngươi có thể đạt được danh tiếng rằng đã từng có vinh hạnh đặc biệt – ví như ‘cùng sư tử luận võ’.” Sư tử nói tiếp: “Nhưng danh tiếng của ta sẽ không còn nữa, sau này các loài động vật sẽ cười ta vì ta lại cùng sóc chồn đánh nhau.”
Gợi ý: Không nên bị dẫn động bởi những thứ không quan trọng.
Như vậy, một trong những bí quyết của thành công là cần bám sát mục tiêu, không nên lãng phí thời gian vào những việc vô bổ.
Hãy nhớ kỹ:
  1. Cảnh giới cao nhất của học tập là Ngộ.
  2. Cảnh giới cao nhất của con người là Xả bỏ.
  3. Cảnh giới cao nhất của cuộc sống là Vui cười.
  4. Cảnh giới cao nhất của tu luyện là Không (Vô vi).
  5. Cảnh giới cao nhất của giao hữu là Thành.
  6. Cảnh giới cao nhất của nhân sinh là Tĩnh.
  7. Cảnh giới cao nhất của tình yêu là Cho đi.




Thứ Tư, 13 tháng 7, 2016

Sáng lập Pokemon GO: Mất 20 năm để tạo ra được một thành công sau một đêm




Với John Hanke, quãng thời gian đó là 20 năm, ông mất 20 năm để tạo ra được Pokemon Go.

John Hanke – CEO Niantic
Pokémon Go app đã phá vỡ mọi kỷ lục chỉ trong tuần này với hơn 10 triệu lượt tải về chỉ trong tuần đầu tiên ra mắt, con số này còn vượt qua cả số lượng người dùng Twitter hàng ngày và cao hơn nhiều so với con số trung bình những người sử dụng FB, Snapchat, Insta và WhatsApp.
Vậy rốt cuộc John Hanke đã làm như thế nào để có thể tạo ra được một sự điên loạn hàng loạt như vậy? John đã tiến hành tổng cộng 10 lần nâng cấp trước khi cho ra đời Pokémon Go, dưới đây là 10 khoảng thời gian đó:
Lần nâng cấp đầu tiên – 1st Level Up (sau đây chúng tôi sẽ dùng chung thuật ngữ nguyên bản – đã được dùng trong các trò chơi Pokemon – “Level Up”): Vào năm 1996, khi vẫn còn là một sinh viên, John là đồng sáng lập MMO (game online cho nhiều nhiều chơi ) đầu tiên có tên gọi là ” Meridian 59″. John đã bán trò chơi này cho 3DO để chuyển hướng đến một niềm đam mê lớn hơn: Vẽ lại toàn bộ thế giới.
2nd Level Up: Vào năm 2000, John đã tung ra” Keyhole” với mục đích tìm ra được một cách để kết nối những tấm bản đồ với những bức ảnh trên không, và tạo ra phiên bản GPS online đầu tiên được kết nối với bản đồ thế giới trên không .
3rd Level Up: Năm 2004, Google đã mua lại Keyhole và cùng với sự giúp đỡ của John, Google đã biến Keyhple trở thành ” Gg Earth” ngày nay. Đó cũng là lúc John quyết định tập trung vào mảng game GPS.
4th Level Up: John gia nhập Google Geo trong khoảng thời gian 2004 đến 2010, John cùng các đồng sự đã tạo ra Google Map và Google Street View. Cũng trong khoảng thời gian này, John cũng tự thành lập team của riêng mình với mục đích là tạo ra Pokémon Go.
5th Level Up: Vào năm 2010, John cho ra đời Niantic Labs, một start up được gây quỹ bởi Google nhằm mục đích tạo ra một lớp trò chơi trên bản đồ. John giải thích lý do tại sao lại gọi là Niantic: “Niantic là tên của một con tàu săn cá voi trong thời kỳ golden rush và qua hàng loạt những tình huống khác nhau bị kéo ra ngoài bờ biển. Điều tương tự cũng xảy ra với những con tàu khác. Qua rất nhiều năm, San Francisco đã được xây dựng dựa trên nền tảng chủ yếu của những con tàu này. Giờ đây, bạn có thể đứng trên nóc của tất cả những con tàu này và bạn thì sẽ không biết được điều đó. Vậy nên ý tưởng ở đây là có một thứ tồn tại trên thế giới thực sự cool mặc dù nó chỉ tồn tại trên Internet, rất khó để biết khi nào bạn thực sự ở đó”
6th Level Up: Năm 2012, John đã tạo ra MMO nền tảng địa lý đầu tiên gọi là ” Ingress” . John giải thích: “Với trường hợp của Ingress, hoạt động được xếp tầng ở đỉnh cao của thế giới thực tại và trên điện thoại của bạn. Cảm hứng được khơi nguồn từ những thứ tôi thường sử dụng để mở mộng về việc tôi đang quay trở lại công việc và xuất phát từ nhà đến Google. Tôi vẫn luôn nghĩ rằng bạn có thể tạo ra được một game tuyệt vời sử dụng tất cả những dữ liệu địa lý mà chúng ta có. Tôi đã quan sát được những chiếc điện thoại ngày càng trở nên quyền lực hơn và tôi cũng đã nghĩ rằng thời gian dể bạn có thể sáng tạo ra một chuyến đi thám hiểm thế giới thực dựa trên nền tảng là một game”.
7th Level Up: Năm 2014, GG và Pokémon Company đã hợp team với nhau vào ngày 1/4, điều này cho phép người xem tìm kiếm những cá thể trên GG map. Đây là một cú hit quan trọng, và nó gợi ý cho John về ý tưởng có thể biến nó trở thành một game thực sự.
8th Level Up: John quyết định xây dựng Pokémon Go dựa trên những điểm được tạo ra bởi người chơi Ingress, và phổ biến nhất là Gyms trong Pokémon Go. Như John đã nói ” Pokestops được đưa ra bởi người dùng, nên rõ ràng rằng chúng phụ thuộc vào địa điểm mà mọi người đi đến. Chúng ta cần 2,5 năm để đi được hết tất cả những địa điểm mình nghĩ có thể chơi Ingress, vậy nên đó là một số địa điểm di động tuyệt vời. Có những cổng giữa Nam Cực và Bắc Cực, hâu hết các điểm đều ở giữa”
9th Level Up: Pohn đã xin tài trợ đc 25 triệu đô từ Google, Nintendo, Pokémon Company và những nhà đầu tư khác từ tháng 12/2015 đến 2/2016 đã phát triển thành một team với hơn 40 nhân lực để đưa Pokémon Go vào năm nay.
10th Level Up: John và team của anh ấy đã đưa Pokémon Go ra thị trường vào 6/6 ở Mỹ, Australia và New Zeland. Từ khi tung ra thị trường, cổ phiếu của Nintendo đã tăng 7,5 tỷ đô, và app đã thực sự tạo ra được hơn 2 triệu đô giao dịch mỗi ngày, điều này khiến cho Pokémon trở thành một hiện tượng nổi lên chỉ sau một đêm. Thành công nhanh chóng này của Pokémon Go thực sự đáng giá cho 20 năm nghiên cứu sáng tạo của John.

Pokemon GO hiện tại đang làm mưa làm gió trên toàn cầu
Trong suốt 20 năm này, trong khi John đã có một tầm nhìn về game layer trên khắp thế giới, John cũng không biết được game sẽ được form như thế nào. Ở mỗi một bước đi, John chỉ tập trung vào những nâng cấp tiếp theo. Ở mỗi một level mới, John lại có được những sức mạnh mới, thành viên mới, và những vật phẩm mới cho những sáng chế của mình.
Bạn có đang trải nghiệm chuyến hành trình kinh doanh của mình như một MMO lớn giống như John? Hãy giữ vững mục đích cuối cùng trong đầu, tuy nhiên cũng phải tập trung vào những việc nâng cấp đơn giản Ở mỗi một level, hãy nuôi lớn sức mạnh của bạn, thành viên team của bạn và cả sự may mắn của bạn nữa. Và hãy ý thức được cần có bao nhiêu level để chiến thắng trò chơi này.
Đừng hỏi tôi, hãy hỏi bạn: “Nếu bạn đang khởi động 1 dự án/sản phẩm mới, Bạn đã lên được bao nhiêu level? Nếu bạn đang lên kế hoạch để phát triển sự nghiệp hay đi du học tại nơi bạn muốn đi, bạn đã lên được bao nhiêu bước?”
“Mất 20 năm để tạo ra được một thành công sau một đêm”
Eddie Cantor
Được dịch bởi: Thanh Bông – Ella Team

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Sự thật về chuyện bán cherry trên mạng có thể khiến bạn sốc mấy ngày liền


Đọc được 1 bài viết khá hợp lý mà trước giờ chưa hề nghĩ sự thật nó nghiêm trọng đến vậy. Share lại cho mọi người cùng đọc !!! Đảm bảo đọc xong bài này mọi người sẽ phải la lên rằng :"Ôi trời, sốc thật".

1. Câu Chuyện Kinh Doanh Trái Cây Nhập Khẩu: Con đường nhập khẩu và Sự thật về độ tươi ngon

Trước đây vài tháng, do được 1 anh bạn rủ rê nên tôi mới tập tành kinh doanh hoa quả nhập khẩu. Thật ra ban đầu rất lo lắng vì trước đây tôi không kinh doanh bán hàng online, thậm chí hơi khó chịu khi thấy bạn bè mình rao vặt bán hàng trên facebook. Đó là chưa kể kinh doanh trái cây lời không nhiều mà lại có rủi ro cao do trái cây không giữ lâu được. Tuy nhiên do gần đây tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục do tôi sáng lập quá thiếu ngân quỹ cho nên tôi bấm bụng làm đại.

Thương vụ đầu tiên của tôi là bán cherry nhập Mỹ online. Giá nhập sỉ từ nhà nhập khẩu là 400.000 đồng/1 ký và nguồn hàng rất hạn chế. Hàng về hạn chế đến mức có khi có người đã đặt bên tôi trước nhưng do nhà nhập khẩu quá ít nên tôi không có hàng để giao. 

Tôi lúc đó cũng thắc mắc ghê gớm lắm, cũng là cherry nhập từ Mỹ mà sao có nơi bán 550-600k/1 ký mà có nơi chỉ có 300-400.000/1 ký. Dĩ nhiên là trong khía cạnh kinh doanh kiếm lời, tôi cũng đi kiếm nguồn rẻ hơn nhưng cũng không thể kiếm ra được nguồn nào có giá sỉ rẻ hơn 380.000 đồng/ 1 ký.

Để biết có bao nhiêu nguồn nhập thì dễ ợt chỉ gì, hỏi bạn làm Hải Quan sân bay là biết ngay. Vậy tại sao có những nơi bán 400.000 đồng/1ký? Thậm chí dưới giá 300.000 đồng/1 ký? Bạn có nghĩ có người bán nào bán 1 ký cherry giá 400 ngàn để chỉ để lời 20.000 đồng/1 ký trong khi chịu bao nhiêu rủi ro về mua bán và bảo quản, chưa kể chi phí giao hàng và do giá cherry cao, phải giam vốn để lấy hàng. Nhập 40 ký cherry với vốn gần 20 triệu đồng chỉ để lời 800.000 đồng và bao nhiêu công sức bỏ ra? Tôi thật sự không nghĩ vậy. 20 triệu mua 4-5 cái điện thoại cũ mua bán sang tay thôi cũng đủ lời 2 triệu rồi mà không chịu rủi ro gì hết. Vậy tại sao có nhiều nguồn cherry giá rẻ vậy?

Sau cả một thời gian vật lộn với câu hỏi đó, tôi đã nghiên cứu bằng rất nhiều cách và đã có câu trả lời rất đơn giản: Hàng Trung Quốc và Hàng đã sử dụng chất bảo quản.





Hàng Trung Quốc rẻ thì hiển nhiên rồi, nhưng còn hàng sử dụng chất bảo quản là gì? Cherry ở Mỹ bán giá khá rẻ, chỉ vài usd/ 1pound tức tầm 9 usd – 10 usd/ 1 ký. Tuy nhiên nếu cherry ở siêu thị được trưng bày lâu thì siêu thị bên đó sẽ giảm giá chỉ còn 3 usd/ 1 ký. Người Việt Nam sẽ nhập loại cherry này về VN để bán có giá rẻ hơn. 

Tuy nhiên, cherry này vốn dĩ đã được trưng bày lâu nên nếu về VN sẽ bị héo và không ngon, do đó khi nhập về,người bán liền nhúng ngay vào chất bảo quản. Thế là tươi ngon ngay.

Một người đàn anh của tôi bảo là giờ cherry Mỹ nhập về cũng qua cửa khẩu TQ cho giảm thuế suất. Tức là 1 ký cherry Mỹ sẽ được gửi qua TQ sau đó mới từ TQ nhập về VN để giảm thuế suất. Như vậy tức là tốn 2 lần thời gian bay và 2 lần Hải quan kiểm hàng. Vậy làm sao có thể tươi ngon? Cũng chỉ cần nhúng chất bảo quản là xong.

2. Trái cây nhập khẩu: Chênh lệch giá và Sự thật về chất lượng trái cây

Trong 1 thử nghiệm của mình, tôi đã nhờ người thân ở Mỹ ra siêu thị mua ngay 3 ký cherry, gói giấy báo cẩn thận và gửi về VN. Về VN vừa mở ra thì thấy cherry cuống đã rụng và da nhăn. Vậy thì cherry giá rẻ, hàng Mỹ 100% có hóa đơn làm sao có được nếu không dùng chất bảo quản. Rồi những người ham rẻ sẽ thế nào khi ăn loại trái cây cao cấp có nhúng thuốc đó?

Bản thân là người bán, ai mà không muốn có hàng giá rẻ cho dễ bán và đỡ rủi ro, đỡ chôn vốn? Trong suốt thời gian tôi bán cherry tôi đã trải qua rất nhiều cảm xúc khác nhau. Rất shock khi thấy giá bán lẻ bên ngoài còn rẻ hơn giá mình nhập sỉ, chẳng lẽ mình chạy qua bên đó mua luôn về bán cho nhanh? Người anh mà tôi nhập hàng thì tôi hoàn toàn tin tưởng và cũng đã check nhiều lần, anh ấy cũng không thèm giảm giá cho tôi 10.000 đồng dù tôi mua nhiều lần. Vậy nếu muốn bán thì thế nào? Nhiều khi khách đặt hàng, sau đó không có hàng giao, tôi lại bị chửi nhưng làm sao giải thích cho họ được là nguồn hàng cherry Mỹ rất hạn chế. Làm sao nói để họ tin được là hàng ở ngoài toàn hàng Trung Quốc?

Rồi thì khách hàng đòi giảm giá với lý do là cherry cuối mùa. Thú thật là cherry Mỹ cuối mùa thì làm gì còn hàng nhiều nữa mà bán, làm sao giảm giá được? Thật ra lúc đó cherry thị trường giảm giá nhiều là do lúc đó là đầu mùa cherry Trung Quốc nên giá giảm rất nhiều. Nhưng tôi vẫn không thể giảm dù chỉ là 10.000 đồng vì bản thân có lời lộc gì đâu mà giảm giá. Có người chào hàng tôi cherry Trung Quốc, thùng 8 ký chỉ có 1.500.000 đồng, bao bì y như nhập Mỹ và nếu cần họ cho tờ photo bill nhập Mỹ để đưa khách hàng coi. 

Sự thật về chuyện bán cherry trên mạng có thể khiến bạn sốc mấy ngày liền


Tính ra 1 ký chưa đến 200.000, bán 300.000 là quá lời còn gì. Tuy nhiên dĩ nhiên là tôi không làm được điều đó. Hơn 3 năm làm giáo dục phi lợi nhuận, coi tiền bạc không ra gì, tôi đâu thể chỉ vì đồng lời mà bán đồ gian, đồ dỏm được.

Nhưng câu hỏi vẫn còn đó, vậy rốt cuộc mấy vị khách ham rẻ ăn phải mấy cái kia có phải đã bước thêm 1 bước đến gần bệnh ung thư không?

Thời điểm đó, bên tôi không giảm giá mà các shop cao cấp cũng không hề giảm giá. Cherry của họ vẫn bán ở mức 500.000 – 650.000/1 ký và họ vẫn có khách do đã bán lâu năm. Còn mấy shop online với giá rẻ thì sao?
Còn 1 chuyện mắc cười nữa là bên tôi bán giá 480.000/1 ký và miễn phí giao hàng. Bạn tôi bán giá 450.000/1 ký nhưng tính phí giao hàng từ 30 – 60.000 đồng. Hai người đều lấy hàng cùng 1 nguồn. Và rõ ràng là giá bên tôi có lợi cho khách hơn, nhất là khách ở xa. Vậy mà lâu lâu lại có người dùng cái giá 450.000 của bạn tôi để yêu cầu tôi bớt. Nhiều khi không hiểu người Việt Nam nghĩ gì.

Rồi tôi nhập Táo. Giá nhập sỉ là 150.000 đồng/1 ký táo Fuji Mỹ. Tôi bán ra với giá 200.000 đồng/1 ký. Sau đó tôi biết tin là các siêu thị ở Việt Nam bán chỉ với giá 50-70.000 đồng/1 ký táo Fuji Mỹ. Thú thật là lúc đó tôi muốn té xỉu luôn. Tôi ôm 2 thùng táo (20 ký) và thú thật là không bán được ký nào trừ vài bạn bè chơi lâu năm. Cái quái gì thế này? Chẳng lẽ anh nhập khẩu chơi với nhau chục năm, anh anh em em lừa mình?

Cho đến khi tôi ra siêu thị và mua cái táo 70.000 đồng/1ký kia ăn thử mới biết. Lúc đó tôi mới biết tại sao người Việt Nam không thích ăn táo, do cái quỷ táo này toàn bột và chất bản quản. Cắn một miếng là thấy hậu đắng nghét.

3. Trái cây giá rẻ - Sự thật cay đắng mà người Việt vẫn ưa dùng và đổ lỗi cho người bán

Rồi tôi nhập măng cụt, nhãn, bơ về. Thật sự thán phục các nhà bán trái cây giá rẻ. Nhãn tôi mua chỉ cần 2 ngày là rớt không còn cái cành nào và hư gần hết cần xé dù bảo quản mát và kín. Trong khi nhãn các bác bán ngoài xe đẩy xanh tươi mơn mởn, cành lá xum xuê, để cả tuần không thấy hư.

Giá nhãn tôi mua tại vườn dưới Bến Tre sau khi gửi lên Thành Phố là 25.000 đồng/1 ký. Phải ra bến xe lấy hàng, bỏ hết cành lá rơi rụng và những trái hư, bán giá 40.000 đồng chẳng lời bao nhiêu. Vậy mà có khách vẫn đòi miễn phí giao hàng dù chỉ mua 1ký. Có lần tôi định hỏi 1 chị: bộ chị nghĩ em đi lượm được đống nhãn này hả chị . Đi giao cho chị cũng hết gần 40.000 đồng xe ôm mà chị đòi miễn phí giao 1 ký nhãn???

Rồi đến bơ sáp, măng cụt…tất cả những gì người Việt Nam yêu thích là giá rẻ. Họ biết hàng bán ngoài đường là cân thiếu, hàng không rõ nguồn gốc, phơi nắng phơi mưa… nhưng họ vẫn mua và vẫn dùng giá ngoài đường để ép giá người bán. Chỉ cần quan tâm sức khỏe và điều tra 1 chút, xem tivi và báo mạng là họ biết rõ rủi ro, nhưng họ vẫn chấp nhận vì ham giá rẻ. Cho nên không lạ gì tỷ lệ ung thư của người Việt luôn thuộc hàng top.

Đừng đỗ lỗi cho người bán sử dụng thuốc bảo quản hay bán hàng TQ mà nói giả là hàng Mỹ. Chính những người mua đang rất chèn ép người bán. Tôi từng đứng nói chuyện với một anh bán nhãn cùng quê. Anh ấy lấy nhãn loại 2, giá 17.000 đồng đem ra chợ bán giá 25.000 đồng, mỗi ký lời 8.000 đồng. Vậy mà có mấy bà cô vào mua trả giá: 2 ký 40.000 đi. Nhiều khi 1 ký ảnh bán ra chỉ lời 3.000 đồng. Cả ngày bán cả 2-3 cần xé mà lời được hơn 100.000/1 chút. Với lợi nhuận đó làm sao ảnh dám quăng bỏ nhãn hư? Tôi thấy ảnh cũng nhúng từng bó nhãn vào thuốc bảo quản mà cũng không dám nói gì? Tôi có lo cho họ được miếng cơmđâu? Có lo được cho con họ đi học đâu?

Rồi 1 chị bạn bán cherry Mỹ cũng than trời. Chị nhập hàng nhiều mà không bán được do khách trả giá quá. Rốt cuộc chị mua cherry Trung Quốc về trộn chung với hàng Mỹ bán. Chị nói tôi: ai muốn vậy đâu, nhưng không giảm giá là khách không mua.

Các bạn cứ nghĩ đi, trời SG nắng, chỉ cần đi giao hàng từ Quận 5 sang Quận 1 đã thấy mệt và tốn xăng. Vậy mà nhiều anh/ chị mua 1ký nhãn 40.000 đồng đòi giao ở Phú Nhuận miễn phí. Vậy có phải là đang ép người bán mánh khóe không?

Tôi nói bạn biết, bạn ra chợ đầu mối Bình Điền ngồi café 1 đêm là biết ngay bao nhiêu trái cây là từ quê lên và bao nhiêu là từ Trung Quốc. Ra chợ Kim Biên ngồi café 1 buổi là biết ngay bao nhiêu người bán trái cây mua thuốc bảo quản chứ có khó gì đâu. Vậy mà tại sao mua trái cây, vốn dĩ là để tăng cường sức khỏe mà lại đi mua hàng rẻ cho nó hại mình?

Hàng siêu thị ở VN cũng là hàng của các đầu mối lớn bỏ cho siêu thị. Siêu thị ít khi trả tiền ngay nên các đầu mối này có hàng tươi, ngon luôn sử dụng để phân phối cho nhà hàng, shop cao cấp chứ có bao giờ bỏ ưu tiên cho siêu thị đâu mà các bạn ham mua hàng siêu thị quá vậy? Nói vậy chứ hàng ở siêu thị còn dở hơn hàng ở chợ nhỏ nhiều. Đừng lấy giá siêu thị để ép giá người bán hàng online các bạn ơi.

Bán hàng online là chỉ muốn kiếm thêm. Dĩ nhiên lợi nhuận phải cao hơn rủi ro và vốn rồi. Cho người ta lời một ít để người ta kiếm hàng ngon cho mình ăn. Cũng đáng mà phải không?

Người Việt Nam vốn thích chữa bệnh hơn phòng bệnh ,thích uống thuốc hơn ăn trái cây. Nên sự thật là giờ trái cây VN chủ yếu là xuất khẩu qua TQ và Mỹ. Mình ở vùng nhiệt đới, cây trái tươi ngon mà không hưởng thụ để người ngoài ăn hết cái ngon, có phải ngu không?

Sự thật là ở VN, trái cây ô nhiễm rất nhiều và chủ yếu là do người mua quá ép người bán. Bạn nào muốn biết thì mình dẫn xem lái buôn thu trái cây ở nhà vườn. Lái buôn ép giá nhà vườn rồi thu về vựa. Vựa bị đại lý ép giá. Sau đó đại lý lại bị người mua ép giá. Rốt cuộc cả nước toàn ăn hàng dỏm và hàng độc hại. Hàng ngon thì xuất khẩu cho bọn Tàu và bọn Mỹ ăn.

Một anh nhập khẩu trái cây đã nói mình: dân mình ngu bỏ mẹ. Ép giá làm gì để rồi ăn toàn thứ rác rưởi người ta giục đi. Tiền dư để giành mua thuốc uống à?

Cam đoan bài viết này hoàn toàn chân thật.

Nguồn: facebook Hải Nguyễn