May mắn, chứ không phải chăm chỉ nỗ lực, là lý do lớn nhất giải thích tại sao người giàu vẫn luôn giàu và người nghèo vẫn cứ nghèo.
Tại
sao một số người rất giàu còn một số người lại quá nghèo ? Đó có phải
là do gặp thời cơ, may mắn? Hay do yếu tố chăm chỉ, thông minh và năng
lực ? Điều này phụ thuộc vào đối tượng so sánh. Nếu bạn thành công hơn
bạn bè cùng lứa, đồng nghiệp và những người trong gia đình, điều đó chắc
chắn là do bạn đã thông minh hơn, nỗ lực hơn và tận dụng cơ hội tốt
hơn. Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton là một ví dụ khi so sánh ông với
người em trai của mình.
Tuy nhiên khi quy mô so
sánh được mở rộng với hàng triệu người, những nguyên nhân trên đã không
còn thuyết phục. Điều này cho thấy chúng ta còn lâu mới đạt được sự
bình đẳng về cơ hội và người giàu nhận được đúng những thành quả do họ
nỗ lực đạt được. Đã đến lúc thế giới phải thay đổi điều đó.
Mỹ
là một xã hội bất bình đẳng. Theo Văn phòng ngân sách Quốc hội, 20%
người thu nhập cao nhận được một nửa thu nhập của quốc gia, trong khi
20% nhóm người đứng cuối bảng thu nhập chỉ nhận được 5%. 10% dân số giàu
kiểm soát 70% tài sản đất nước. Trong số các nước phát triển, mức độ
bất bình đẳng ở Mỹ là rất cao. Tuy nhiên, tình trạng này cũng phổ biến ở
khắp thế giới. Tại Na Uy, quốc gia được đánh giá cao về sự bình đẳng,
thu nhập của nhóm 20% top dưới vẫn chỉ bằng 1/3 thu nhập của 20% dân số
nhóm giàu nhất.
Tại sao lại có sự bất bình
đẳng này ? Những lựa chọn của cá nhân có thể khiến chúng ta thành công
hơn hoặc kém mức trung bình của những người cùng địa vị (gia đình, nơi
sinh ra). Nhưng địa vị của chúng ta lại không do chúng ta lựa chọn được,
chẳng hạn chúng ta đâu thể chọn gia đình, chọn nơi sinh.
Nói
về tầm quan trọng của gia đình thì tại Mỹ, khoảng 50% biến số tài sản
và 35 – 43 % biến số thu nhập của trẻ em là do tài sản và thu nhập của
bố mẹ chúng, theo các nhà kinh tế. Một lý do nữa về mối quan hệ giữa tài
sản của con và bố mẹ là những bố mẹ được học hành tốt thì con cái cũng
có khả năng học hành tốt hơn.
Lợi thế từ gia
đình không chỉ dừng lại ở việc giáo dục. Nghiên cứu của nhà kinh tế
Linda Loury cho rằng một nửa số công việc ở Mỹ được tìm thấy thông qua
gia đình, bạn bè hay các mối quan hệ quen biết. Nhiều người đã làm việc ở
đúng nơi bố mẹ mình từng làm việc. Điều này càng đặc biệt phổ biến ở
nhóm người có thu nhập cao. Theo nghiên cứu mức độ liên quan về tài sản
của bố mẹ và con cái ở nhóm người có thu nhập cao đạt tỷ lệ cao nhất.
Một phần ba các vị giám đốc điều hành kế nhiệm trong các công ty niêm
yết ở Mỹ có quan hệ họ hàng với giám đốc cũ, người sáng lập hay cổ đông
lớn nhất.
Trên thế giới, ảnh hưởng của nỗ lực
so với may mắn càng thiên vị hơn cho sự may mắn. Theo tờ New York Times,
tỷ lệ phân phối thu nhập của các hộ gia đình ở Manhattan cũng tương tự
như ở Sierra Leone. Ở cả hai nơi, 20% người giàu nhất kiếm được gấp 40
lần nhóm 20% người nghèo nhất. Tất nhiên, có sự khác biệt về con số thu
nhập. Thu nhập bình quân hộ gia đình ở Manhattan là 67.000 USD trong khi
thu nhập bình quân đầu người ở Sierra Leone chỉ là 1.131 USD.
Theo
nhà kinh tế Branko Milanovic, hai phần ba sự bất bình đẳng toàn cầu là
do địa lý. Có đến 80% số người có thu nhập khi trưởng thành đã được xác
định từ trước bởi nơi họ sinh ra và người sinh ra họ.
Lựa
chọn của bản thân mỗi con người là điều rất quan trọng quyết định mức
độ thành công của họ, so với bạn bè hay đồng nghiệp. Nhưng may mắn, chứ
không phải chăm chỉ nỗ lực, là lý do lớn nhất giải thích tại sao người
giàu vẫn luôn giàu và người nghèo vẫn cứ nghèo.
Để
làm giảm những bất bình đẳng về cơ hội, một mục tiêu mà nhiều quốc gia
hướng tới, chúng ta có rất nhiều điều phải làm. Chúng ta phải đảm bảo để
mỗi người đều có được những quyền cơ bản, như dinh dưỡng, chăm sóc y
tế, giáo dục. Chúng ta phải làm sao để những ngôi trường tốt nhất, những
công việc tốt nhất là dành cho những người tài năng nhất, chứ không
phải người may mắn nhất. Và đặc biệt chúng ta nên khuyến khích, chứ
không phải ngăn cản, những người lao động muốn tìm kiếm công việc tốt
hơn ở trên khắp đất nước và trên khắp thế giới.
Theo Dương An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét