Cao Lỗ là một danh tướng dưới thời An Dương Vương. Ông là người đã giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Từ lịch sử nhìn lại, cuộc đời ông nhuốm đầy màu sắc huyền thoại…
Nhằm tưởng nhớ những đóng góp to lớn mà vị tướng tài ba Cao Lỗ, dưới
thời An Dương Vương dựng nước, Bộ VH TT & DL phối hợp UBND Tỉnh Bắc
Ninh, Hội khoa học lịch sử VN đã tổ chức hội thảo mang tên Cao Lỗ - Danh tướng thời dựng nước. Đến dự cuộc hội thảo có chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các nhà sử học Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại hội thảo:“Đây là hội thảo rất có ý nghĩa nhằm tôn vinh công đức của Tướng quân Cao Lỗ, của những bậc tiền nhân có công với dân, với nước là đạo lý truyền thống của dân tộc ta, là nền tảng văn hóa tinh thần làm nên sức mạnh vô địch, sức sống trường tồn của đất nước ta”.
Truyền thuyết và các bằng chứng lịch sử để lại cho thấy, danh tướng Cao Lỗ là một vị Tướng có vốn hiểu biết và có tầm nhìn sâu rộng, thấy rõ âm mưu của giặc, ông đã hết lời khuyên can vua, nhưng do vua An Dương Vương mất cảnh giác, nhà vua tin vào nội thần gian ác, đuổi Cao Lỗ và một số tướng tài khác ra khỏi kinh thành. Nhưng Cao Lỗ là môt vị tướng anh tài, không để ý chuyện cũ, nên khi thành Cổ Loa bị quân Triệu vây hãm, Cao Lỗ tự nguyện trở lại chiến đấu và ông đã hy sinh trong trận chiến ở Cửa Bắc thành Cổ Loa. Đến nay, tại đây vẫn còn ngôi miếu thờ vị danh tướng tài giỏi, trung thành. Cũng có truyền thuyết nói Cao Lỗ bị thương nặng, nhưng ôm đầu chạy qua Ái Mộ (Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội) về đến Lục Đầu mới chết. Đến thời Trần, danh tướng Cao Lỗ đã được phong là Quả Nghị Cương Chính Uy Huệ Vương.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến chia sẻ: “ Cao Lỗ giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa là biểu tượng của sự xây dựng tinh thần thống nhất giữa các cộng đồng dân cư vùng cao và vùng thấp trong quá trình hình thành cộng đồng dân tộc VN. Sự thống nhất này đã giúp hóa giải những xung đột cộng đồng vùng miền, cho phép vượt qua những cản trở trong việc xây dựng thành Cổ Loa và mở đường cho việc thành lập nước Âu Lạc”.
GS Phan Huy Lê tổng kết hội thảo bằng nhận đinh: “Tất cả sự kiện và nhân vật lịch sử cổ đại đều bị bao phủ bởi màn sương huyền thoại như vậy. Chúng ta nên coi đó là chuyện tất yếu và cũng không nên vì bức màn bí ẩn của truyền thuyết mà mất niềm tin về sự thật lịch sử lúc bấy giờ”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại hội thảo:“Đây là hội thảo rất có ý nghĩa nhằm tôn vinh công đức của Tướng quân Cao Lỗ, của những bậc tiền nhân có công với dân, với nước là đạo lý truyền thống của dân tộc ta, là nền tảng văn hóa tinh thần làm nên sức mạnh vô địch, sức sống trường tồn của đất nước ta”.
Chủ tịch nước cho rằng: “Danh tướng Cao Lỗ tuy đã ở cách chúng ta
hơn 2 thiên niên kỷ song cuộc đời và sự nghiệp của ông vẫn luôn sống mãi
trong tâm trí mỗi người, với biết bao thăng trầm của lịch sử, qua các
thời đại với muôn vàn màu sắc vừa lịch sử, vừa huyền thoại vô cùng phong
phú”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại hội thảo về danh tướng Cao Lỗ
Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Danh tướng Cao Lỗ là người có công lớn dưới
triều vua An Dương Vương, giúp vua An Dương Vương dựng nước và giữ nước
Âu Lạc, đã hiến kế với nhà vua dời đô xuống đồng bằng và giúp nhà vua
xây thành Cổ Loa; đặc biệt chế ra nỏ Liên Châu, mỗi lần bắn ra được
nhiều mũi tên, được xem là “nỏ thần”, vũ khí thần dũng vô địch để giữ
nước của Âu Lạc với lời nói được truyền tụng “Giữ được nỏ thần, thì giữ
được thiên hạ - mất nỏ thần sẽ mất cả thiên hạ”.Truyền thuyết và các bằng chứng lịch sử để lại cho thấy, danh tướng Cao Lỗ là một vị Tướng có vốn hiểu biết và có tầm nhìn sâu rộng, thấy rõ âm mưu của giặc, ông đã hết lời khuyên can vua, nhưng do vua An Dương Vương mất cảnh giác, nhà vua tin vào nội thần gian ác, đuổi Cao Lỗ và một số tướng tài khác ra khỏi kinh thành. Nhưng Cao Lỗ là môt vị tướng anh tài, không để ý chuyện cũ, nên khi thành Cổ Loa bị quân Triệu vây hãm, Cao Lỗ tự nguyện trở lại chiến đấu và ông đã hy sinh trong trận chiến ở Cửa Bắc thành Cổ Loa. Đến nay, tại đây vẫn còn ngôi miếu thờ vị danh tướng tài giỏi, trung thành. Cũng có truyền thuyết nói Cao Lỗ bị thương nặng, nhưng ôm đầu chạy qua Ái Mộ (Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội) về đến Lục Đầu mới chết. Đến thời Trần, danh tướng Cao Lỗ đã được phong là Quả Nghị Cương Chính Uy Huệ Vương.
Tại buổi hội thảo, 6 bài tham luận của 6 nhà khoa học đã được trình
bày, bằng việc phân tích cuộc đời và sự nghiệp của vị tướng này. Theo
Giáo sư Phan Huy Lê các báo cáo hôm nay có thể chia thành 2 loại cơ bản,
thứ nhất Danh tướng Cao Lỗ trong bối cảnh dựng nước thời Hùng Vương –
An Dương Vương để xác định rõ hoàn cảnh và trên cơ sở để tạo nên danh
tướng. Thứ 2 là đi sâu nghiên cứu về danh tướng qua các nguồn tư liệu
khác nhau, trong các mối quan hệ giữa lịch sử và huyền thoại, vai trò
của Cao Lỗ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Âu Lạc, Giáo sư
Phan Huy Lê nhận định.
Lịch sử thời Âu Lạc đã ghi nhận công lao đóng góp to lớn của danh tướng Cao Lỗ
Cũng trong buổi hội thảo các vấn đề chính được các nhà sử học triển
khai phân tích như việc ra đời và việc chế tạo và sử dụng nỏ thần, bài
học trong lịch sử để bảo vệ đất nước mai sau…Tiến sĩ Nguyễn Đức Truyến chia sẻ: “ Cao Lỗ giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa là biểu tượng của sự xây dựng tinh thần thống nhất giữa các cộng đồng dân cư vùng cao và vùng thấp trong quá trình hình thành cộng đồng dân tộc VN. Sự thống nhất này đã giúp hóa giải những xung đột cộng đồng vùng miền, cho phép vượt qua những cản trở trong việc xây dựng thành Cổ Loa và mở đường cho việc thành lập nước Âu Lạc”.
GS Phan Huy Lê tổng kết hội thảo bằng nhận đinh: “Tất cả sự kiện và nhân vật lịch sử cổ đại đều bị bao phủ bởi màn sương huyền thoại như vậy. Chúng ta nên coi đó là chuyện tất yếu và cũng không nên vì bức màn bí ẩn của truyền thuyết mà mất niềm tin về sự thật lịch sử lúc bấy giờ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét