Bài viết của tôi về công thức kiếm 1 triệu đô la
trong 5 năm tạo ra nhiều phản biện, ngay cả lúc này, gần một năm sau khi
xuất bản. Một số không ít nghĩ đây là chuyện không tưởng, nhất là khi
ứng dụng vào môi trường làm ăn tại Việt Nam.
Thực ra, để gia tăng giá trị của doanh nghiệp lên 1 triệu đô la trong 5 năm là điều quá dễ. Dùng chỉ số P/E của một công ty dịch vụ khoảng 18 thì lợi nhuận chỉ cần gia tăng 60 ngàn đô la một năm là chúng ta đã đạt mục tiêu trên. Đây thực sự không phải là một nhiệm vụ… bất khả thi, dù con số 1 triệu đô la vẫn còn làm choáng nhiều doanh nhân Việt.
Tuy nhiên, tôi đồng ý là phần lớn độc giả sẽ không thành công như mong muốn. Lý do thất bại của họ không phải là do công thức sai hay xa rời thực tế, mà do những nguyên nhân rất thông thường. Nhiều ước mơ trong đời sống cũng hay gãy đổ như vậy khi lối tư duy và cách thực hiện kế hoạch phạm vào những rào cản sau đây:
1. Tính lười biếng cẩu thả
Mỗi tuần, tôi nhận hơn chục emails của các bạn trẻ bày tỏ sự tha thiết với nhu cầu kinh doanh và nhờ tôi làm tư vấn “không công” để tạo nghiệp lớn cho mình. Kèm theo là khoảng 100 chữ mô tả kế hoạch và dự án (đa số có thể gọi là wet dreams) cùng các câu hỏi ngớ ngẩn có thể truy tìm từ Google trong 30 giây. Đây là thể hiện tột cùng của tính lười biếng và cẩu thả nói trên.
2. Lối bắt chước nghèo nàn
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của dự án kinh doanh là một sản phẩm hay dịch vụ sáng tạo, đặc thù, mang nhiều lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, đây là một thực thi rất khó khăn mà chính những doanh nhân nhiều kinh nghiệm hay nhiều trí tuệ cũng phải thiếu sót. Ngay cả với những sản phẩm mới mẻ, sự thu hút khách hàng trên thị trường cũng chưa phải là điều chắc chắn. Do đó, việc bắt chước bầy đàn khá thông dụng trong phần lớn mô hình kinh doanh.
Hiểu rõ thực tế như vậy nhưng khi làm một phó bản, chúng ta phải có ít nhất một phó bản độc đáo và khởi sắc, nếu không hơn nguyên bản thì cũng phải mang nhiều chất lượng tương tự, và chắc chắn phải hơn hẳn các phó bản cạnh tranh đang chào bán trên khắp thị trường. Cái nghèo nàn về ý tưởng và điều hành quản lý thường là nguyên nhân làm trì trệ mọi mục tiêu và gây mệt mỏi, chán nản cho doanh nhân cũng như khách hàng.
3. Niềm đam mê hời hợt
Trong hành trình kinh doanh, khó khăn và thử thách là một hiện hữu thường trực, mỗi giờ mỗi ngày. Không có sự say mê vào sản phẩm, việc làm; cũng như những sự ủng hộ trân trọng của người thân và đội ngũ đồng hành, doanh nhân thường bỏ cuộc và tìm một lối thoát dễ dãi hơn. Một mô hình kinh doanh chỉ dựa vào mục đích “kiếm tiền” hay “sĩ diện” thường bỏ quên chiều sâu và tính chất lâu dài của sản phẩm, thương hiệu, nhân viên hay cơ sở.
Nhìn vào kinh nghiệm thành công của tất cả những doanh nhân nổi danh trên thế giới, chúng ta sẽ nhận rõ một điểm tương đồng: dù họ có thể khởi nghiệp qua một tình cờ hay may mắn, nhưng khi đã vào nghiệp lớn, họ đều có chung thái độ gọi là “sinh nghề tử nghiệp”. Không có nghiệp dư hay “làm chơi ăn thiệt” trong sân chơi nghiêm túc của nghề kinh doanh.
4. Mất tập trung vì sợ hãi
Một rào cản tâm lý khá lớn với đa số doanh nhân cũng như mọi người bình thường là nỗi sợ hãi. Không những chúng ta sợ thất bại, thua lỗ, mất mặt, nghèo khó, đau khổ…, chúng ta còn sợ ngay cả thành công, may mắn, danh tiếng, cô đơn… Khi tinh thần bị ám ảnh bởi sợ hãi, sự sáng tạo của trí tuệ cũng như sự bình tĩnh trong phản ứng đối đầu biến mất, và doanh nhân trở nên hoảng loạn và lạc lối. Các chiến thuật, dự phóng… từ những kế hoạch làm ăn ngắn hay dài hạn bị xóa bỏ, nhường chỗ cho những hành động phản xạ theo tình thế hàng ngày và sự thôi thúc của các yếu tố và nhân viên hay người thân bao quanh.
Đây là thời điểm của “đi tắt đón đầu”, “lấy ngắn nuôi dài”, “đầu tư dàn trải”, “lợi nhuận ngắn hạn”, “thay đổi mục tiêu”…
5. Đổ thừa cho ngoại vi
Những yếu tố kinh tế vĩ mô hay môi trường kinh doanh luôn luôn có tác động đến kết quả công việc. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chúng không sâu rộng như chúng ta hay tưởng tượng. Nhiều bạn bè tôi đã từng kinh doanh tại những thị trường khét tiếng là tàn nhẫn như nam lục địa Phi Châu hay Trung Đông. So với Ấn Độ hay Turkmenistan, tôi nghĩ Việt Nam là một thiên đường của dân làm ăn. Trong quá khứ, tôi kiếm tiền khá tốt ngay sau sự cố Thiên An Môn ở Trung Quốc khi các nhà đầu tư ngoại bỏ chạy như vịt.
Dĩ nhiên, trong một môi trường kinh doanh khác lạ, chúng ta phải điều chỉnh tư duy và hành xử. Cứng ngắc trong một công thức không hợp thời, hợp cảnh, hợp nhân tình… là tự đem đến cho mình những thất vọng. Trong mọi trường hợp, hãy chăm chú tập trung vào sự cải thiện của sản phẩm, nhu cầu thực tế của khách hàng, cách xây dựng quản lý công ty theo chiều sâu và đường dài. Tôi lặp đi lặp lại 5 yếu tố quan trọng nhất trong bài viết cũ: động lực nội tại, lợi thế cạnh tranh, kiến thức và quan hệ, chấp nhận rủi ro và sức khỏe đầy đủ. Trên hết, một tập trung cao độ, không để cho một ảnh hưởng vớ vẩn nào xâm nhập vào trận đấu. Thiếu bất cứ yếu tố nào trên đây là tạo một mất cân bằng cho công thức.
Vào 2007, quỹ đầu tư của chúng tôi đã giải ngân cho một doanh nghiệp Việt (Vinabull) hơn 1 triệu đô la và đã thất bại hoàn toàn. Lý do là tôi đã không “làm” như mình “nói” trong bài viết này. Ngoài những yếu tố chính như động lực (với ban quản lý làm thuê thì đây là OPM), lợi thế cạnh tranh (sản phẩm bắt chước không chút sáng tạo), kiến thức và quan hệ (không đầy đủ, không khai triển)…, ban quản lý của chúng tôi còn mang thêm các bệnh lười biếng cẩu thả, không chút đam mê trong ngành nghề và luôn đổ thừa cho tình trạng suy sụp của thị trường chứng khoán. Thất bại là một kết quả có thể nhận ra trước khi bắt đầu.
Tôi đang suy nghĩ không biết mình có nên chọn ra 5 dự án với 5 đội ngũ doanh nhân trẻ và chứng minh là họ có thừa sức để kiếm 1 triệu đô la trong 5 năm? Có lẽ không cần thiết vì tôi đã gặp và trò chuyện với cả trăm doanh nhân trẻ đang làm ăn tại Việt Nam, trong các ngành nghề từ IT đến nông nghiệp, từ dịch vụ thương mại đến quán hàng bán lẻ. Họ có chung một mẫu số: kiếm được cả triệu đô la hay nhiều hơn trong thời gian vài năm, dù phải đối diện với hệ thống quan chức và luật rừng, con ông cháu cha hay xã hội đen, bất ổn xã hội hay suy thoái kinh tế. Họ là những minh chứng hùng hồn nhất cho sự năng động của lớp doanh nhân mới của Việt Nam và hy vọng sau này, của thế giới.
Thực ra, để gia tăng giá trị của doanh nghiệp lên 1 triệu đô la trong 5 năm là điều quá dễ. Dùng chỉ số P/E của một công ty dịch vụ khoảng 18 thì lợi nhuận chỉ cần gia tăng 60 ngàn đô la một năm là chúng ta đã đạt mục tiêu trên. Đây thực sự không phải là một nhiệm vụ… bất khả thi, dù con số 1 triệu đô la vẫn còn làm choáng nhiều doanh nhân Việt.
Tuy nhiên, tôi đồng ý là phần lớn độc giả sẽ không thành công như mong muốn. Lý do thất bại của họ không phải là do công thức sai hay xa rời thực tế, mà do những nguyên nhân rất thông thường. Nhiều ước mơ trong đời sống cũng hay gãy đổ như vậy khi lối tư duy và cách thực hiện kế hoạch phạm vào những rào cản sau đây:
1. Tính lười biếng cẩu thả
Mỗi tuần, tôi nhận hơn chục emails của các bạn trẻ bày tỏ sự tha thiết với nhu cầu kinh doanh và nhờ tôi làm tư vấn “không công” để tạo nghiệp lớn cho mình. Kèm theo là khoảng 100 chữ mô tả kế hoạch và dự án (đa số có thể gọi là wet dreams) cùng các câu hỏi ngớ ngẩn có thể truy tìm từ Google trong 30 giây. Đây là thể hiện tột cùng của tính lười biếng và cẩu thả nói trên.
2. Lối bắt chước nghèo nàn
Một trong những yếu tố quan trọng nhất của dự án kinh doanh là một sản phẩm hay dịch vụ sáng tạo, đặc thù, mang nhiều lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, đây là một thực thi rất khó khăn mà chính những doanh nhân nhiều kinh nghiệm hay nhiều trí tuệ cũng phải thiếu sót. Ngay cả với những sản phẩm mới mẻ, sự thu hút khách hàng trên thị trường cũng chưa phải là điều chắc chắn. Do đó, việc bắt chước bầy đàn khá thông dụng trong phần lớn mô hình kinh doanh.
Hiểu rõ thực tế như vậy nhưng khi làm một phó bản, chúng ta phải có ít nhất một phó bản độc đáo và khởi sắc, nếu không hơn nguyên bản thì cũng phải mang nhiều chất lượng tương tự, và chắc chắn phải hơn hẳn các phó bản cạnh tranh đang chào bán trên khắp thị trường. Cái nghèo nàn về ý tưởng và điều hành quản lý thường là nguyên nhân làm trì trệ mọi mục tiêu và gây mệt mỏi, chán nản cho doanh nhân cũng như khách hàng.
3. Niềm đam mê hời hợt
Trong hành trình kinh doanh, khó khăn và thử thách là một hiện hữu thường trực, mỗi giờ mỗi ngày. Không có sự say mê vào sản phẩm, việc làm; cũng như những sự ủng hộ trân trọng của người thân và đội ngũ đồng hành, doanh nhân thường bỏ cuộc và tìm một lối thoát dễ dãi hơn. Một mô hình kinh doanh chỉ dựa vào mục đích “kiếm tiền” hay “sĩ diện” thường bỏ quên chiều sâu và tính chất lâu dài của sản phẩm, thương hiệu, nhân viên hay cơ sở.
Nhìn vào kinh nghiệm thành công của tất cả những doanh nhân nổi danh trên thế giới, chúng ta sẽ nhận rõ một điểm tương đồng: dù họ có thể khởi nghiệp qua một tình cờ hay may mắn, nhưng khi đã vào nghiệp lớn, họ đều có chung thái độ gọi là “sinh nghề tử nghiệp”. Không có nghiệp dư hay “làm chơi ăn thiệt” trong sân chơi nghiêm túc của nghề kinh doanh.
4. Mất tập trung vì sợ hãi
Một rào cản tâm lý khá lớn với đa số doanh nhân cũng như mọi người bình thường là nỗi sợ hãi. Không những chúng ta sợ thất bại, thua lỗ, mất mặt, nghèo khó, đau khổ…, chúng ta còn sợ ngay cả thành công, may mắn, danh tiếng, cô đơn… Khi tinh thần bị ám ảnh bởi sợ hãi, sự sáng tạo của trí tuệ cũng như sự bình tĩnh trong phản ứng đối đầu biến mất, và doanh nhân trở nên hoảng loạn và lạc lối. Các chiến thuật, dự phóng… từ những kế hoạch làm ăn ngắn hay dài hạn bị xóa bỏ, nhường chỗ cho những hành động phản xạ theo tình thế hàng ngày và sự thôi thúc của các yếu tố và nhân viên hay người thân bao quanh.
Đây là thời điểm của “đi tắt đón đầu”, “lấy ngắn nuôi dài”, “đầu tư dàn trải”, “lợi nhuận ngắn hạn”, “thay đổi mục tiêu”…
5. Đổ thừa cho ngoại vi
Những yếu tố kinh tế vĩ mô hay môi trường kinh doanh luôn luôn có tác động đến kết quả công việc. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chúng không sâu rộng như chúng ta hay tưởng tượng. Nhiều bạn bè tôi đã từng kinh doanh tại những thị trường khét tiếng là tàn nhẫn như nam lục địa Phi Châu hay Trung Đông. So với Ấn Độ hay Turkmenistan, tôi nghĩ Việt Nam là một thiên đường của dân làm ăn. Trong quá khứ, tôi kiếm tiền khá tốt ngay sau sự cố Thiên An Môn ở Trung Quốc khi các nhà đầu tư ngoại bỏ chạy như vịt.
Dĩ nhiên, trong một môi trường kinh doanh khác lạ, chúng ta phải điều chỉnh tư duy và hành xử. Cứng ngắc trong một công thức không hợp thời, hợp cảnh, hợp nhân tình… là tự đem đến cho mình những thất vọng. Trong mọi trường hợp, hãy chăm chú tập trung vào sự cải thiện của sản phẩm, nhu cầu thực tế của khách hàng, cách xây dựng quản lý công ty theo chiều sâu và đường dài. Tôi lặp đi lặp lại 5 yếu tố quan trọng nhất trong bài viết cũ: động lực nội tại, lợi thế cạnh tranh, kiến thức và quan hệ, chấp nhận rủi ro và sức khỏe đầy đủ. Trên hết, một tập trung cao độ, không để cho một ảnh hưởng vớ vẩn nào xâm nhập vào trận đấu. Thiếu bất cứ yếu tố nào trên đây là tạo một mất cân bằng cho công thức.
Vào 2007, quỹ đầu tư của chúng tôi đã giải ngân cho một doanh nghiệp Việt (Vinabull) hơn 1 triệu đô la và đã thất bại hoàn toàn. Lý do là tôi đã không “làm” như mình “nói” trong bài viết này. Ngoài những yếu tố chính như động lực (với ban quản lý làm thuê thì đây là OPM), lợi thế cạnh tranh (sản phẩm bắt chước không chút sáng tạo), kiến thức và quan hệ (không đầy đủ, không khai triển)…, ban quản lý của chúng tôi còn mang thêm các bệnh lười biếng cẩu thả, không chút đam mê trong ngành nghề và luôn đổ thừa cho tình trạng suy sụp của thị trường chứng khoán. Thất bại là một kết quả có thể nhận ra trước khi bắt đầu.
Tôi đang suy nghĩ không biết mình có nên chọn ra 5 dự án với 5 đội ngũ doanh nhân trẻ và chứng minh là họ có thừa sức để kiếm 1 triệu đô la trong 5 năm? Có lẽ không cần thiết vì tôi đã gặp và trò chuyện với cả trăm doanh nhân trẻ đang làm ăn tại Việt Nam, trong các ngành nghề từ IT đến nông nghiệp, từ dịch vụ thương mại đến quán hàng bán lẻ. Họ có chung một mẫu số: kiếm được cả triệu đô la hay nhiều hơn trong thời gian vài năm, dù phải đối diện với hệ thống quan chức và luật rừng, con ông cháu cha hay xã hội đen, bất ổn xã hội hay suy thoái kinh tế. Họ là những minh chứng hùng hồn nhất cho sự năng động của lớp doanh nhân mới của Việt Nam và hy vọng sau này, của thế giới.
TS ALAN PHAN / gocnhinalan.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét