David Pelendin chào đời năm
1926 tại Mỹ. Cha là một nhà
truyền giáo da trắng, còn mẹ
là người da đỏ thuộc bộ lạc
Navaho. Thời thơ ấu của David
chẳng có gì đáng chú ý;
cậu bé sống trong trang trại
của người da đỏ và chỉ học
tới lớp 6. Cuối Thế chiến
II, David được nhập ngũ và
được cử sang chiến trường
châu Âu, rồi bị quân Đức bắt
làm tù binh và giam trong
trại tập trung. Khi quân Anh
giải phóng trại này, David
kiệt sức vì đói, trông chẳng
khác gì một cái xác bất động.
Người ta định chôn anh với
các tù nhân đã chết khác…
Nhưng một điều kỳ lạ đã xảy
ra: khi khám nghiệm tử thi,
một bác sĩ quân y phát hiện
trái tim của chàng trai 18 tuổi
này vẫn còn đập. D.Pelendin
được chuyển qua điều trị tại
quân y viện Đồng minh ở Áo,
sau đó được chuyển về Mỹ.
2 năm rưỡi sau anh mới hoàn
toàn bình phục. Khi được hỏi
“Anh là ai?”, David Pelendin
đáp: “Tôi là họa sĩ. Tên
tôi là Wassily Kandinsky”.
Người ta tưởng anh vẫn còn
mê sảng bởi nhà họa sĩ Nga
nổi tiếng Wassily Kandinsky
đã mất vào năm 1944 tại
Pháp, thọ 78 tuổi.
Nhưng một yếu tố quan trọng nữa khiến các bác sĩ không thể bỏ qua: làm sao chàng David Pelendin thất học (danh tính của anh được xác dịnh qua dấu vân tay lưu trữ), chưa từng học tiếng Nga bao giờ, sau khi “hồi sinh” lại nói bằng giọng Nga rất chuẩn như người sinh ra và lớn lên ở Nga?
David bày tỏ mong ước vẽ tranh. Giới thầy thuốc đưa bút vẽ cho anh. Khi xem các bức tranh do bệnh nhân trẻ tuổi vẽ, các chuyên gia mỹ thuật đều quả quyết đó là nét cọ của nhà họa sĩ vĩ đại quá cố. Nhưng những điều kỳ lạ chưa dừng lại ở đây. David lại biết chơi đàn dương cầm và nhập vai một nhạc trưởng rất hoàn hảo cho dàn nhạc địa phương (W.Kandinsky lúc sinh thời cũng rất thích chơi dương cầm và làm nhạc trưởng). Một thời gian sau, David Pelendin, chỉ mới học lớp 6 và dĩ nhiên không thể học thêm được gì trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh cũng như trong trại tập trung, đã trở thành giáo sư thỉnh giảng bộ môn Hội họa của trường Đại học Denver nổi tiếng ở tiểu bang Colorado. Theo lời khuyên của bạn bè và người thân, D.Pelendin tìm đến các bác sĩ tâm lý để trị liệu bằng phương pháp thôi miên. Băng ghi âm ghi lại giọng nói đúng như giọng nói của danh họa W. Kandinsky với âm sắc Nga đặc trưng. David cho biết “hồn” của nhà họa sĩ đã “nhập” vào thân xác anh, khi anh sắp sửa về “chầu trời” sau những màn tra tấn của phát xít Đức. Theo giới chuyên gia, điều này có thể xảy ra qua hình thức “thần giao cách cảm” mà các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được. Nó thường xảy ra với một người đang lâm vào cảnh “thập tử nhất sinh”… Người ấy được cứu sống, tuy thân xác vẫn là của anh ta, nhưng nội tâm hay tinh thần đã thuộc về… kẻ khác.
Hiện David Pelendin đã 82 tuổi, đang cư trú tại Mỹ và có studio mỹ thuật riêng. Thomas Messer, Giám đốc Bảo tàng Guggenheim nổi tiếng ở New York, người đang sở hữu bộ sưu tập tranh Kandinsky lớn nhất, quả quyết: “Những tác phẩm của David Pelendin vẽ, tiếp nối sự sáng tạo của nhà họa sĩ lỗi lạc người Nga”.
Nhưng một yếu tố quan trọng nữa khiến các bác sĩ không thể bỏ qua: làm sao chàng David Pelendin thất học (danh tính của anh được xác dịnh qua dấu vân tay lưu trữ), chưa từng học tiếng Nga bao giờ, sau khi “hồi sinh” lại nói bằng giọng Nga rất chuẩn như người sinh ra và lớn lên ở Nga?
David bày tỏ mong ước vẽ tranh. Giới thầy thuốc đưa bút vẽ cho anh. Khi xem các bức tranh do bệnh nhân trẻ tuổi vẽ, các chuyên gia mỹ thuật đều quả quyết đó là nét cọ của nhà họa sĩ vĩ đại quá cố. Nhưng những điều kỳ lạ chưa dừng lại ở đây. David lại biết chơi đàn dương cầm và nhập vai một nhạc trưởng rất hoàn hảo cho dàn nhạc địa phương (W.Kandinsky lúc sinh thời cũng rất thích chơi dương cầm và làm nhạc trưởng). Một thời gian sau, David Pelendin, chỉ mới học lớp 6 và dĩ nhiên không thể học thêm được gì trong điều kiện khắc nghiệt của chiến tranh cũng như trong trại tập trung, đã trở thành giáo sư thỉnh giảng bộ môn Hội họa của trường Đại học Denver nổi tiếng ở tiểu bang Colorado. Theo lời khuyên của bạn bè và người thân, D.Pelendin tìm đến các bác sĩ tâm lý để trị liệu bằng phương pháp thôi miên. Băng ghi âm ghi lại giọng nói đúng như giọng nói của danh họa W. Kandinsky với âm sắc Nga đặc trưng. David cho biết “hồn” của nhà họa sĩ đã “nhập” vào thân xác anh, khi anh sắp sửa về “chầu trời” sau những màn tra tấn của phát xít Đức. Theo giới chuyên gia, điều này có thể xảy ra qua hình thức “thần giao cách cảm” mà các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được. Nó thường xảy ra với một người đang lâm vào cảnh “thập tử nhất sinh”… Người ấy được cứu sống, tuy thân xác vẫn là của anh ta, nhưng nội tâm hay tinh thần đã thuộc về… kẻ khác.
Hiện David Pelendin đã 82 tuổi, đang cư trú tại Mỹ và có studio mỹ thuật riêng. Thomas Messer, Giám đốc Bảo tàng Guggenheim nổi tiếng ở New York, người đang sở hữu bộ sưu tập tranh Kandinsky lớn nhất, quả quyết: “Những tác phẩm của David Pelendin vẽ, tiếp nối sự sáng tạo của nhà họa sĩ lỗi lạc người Nga”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét