Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg ở Sapa

 - Cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan.>> 10 loại rau thích hợp nhất cho mùa đông
>> Xuất hiện 'cò' đổi giấy phép lái xe
Trong những chuyến đi rừng với “người rừng” Trần Ngọc Lâm, tôi được ông chỉ cho vô số loại cỏ, cây, củ, quả, toàn những thứ được coi là thần dược. Những loài cỏ, cây, mà các thiền sư Tây Tạng sử dụng, hầu như người Việt Nam chưa biết đến, cũng không có trong sách vở ngành dược.

Cách đây khoảng 7 năm, trong mỗi chuyến đi rừng, lúc nấu ăn, ông Lâm thường vào rừng nhổ một số loại cỏ để nấu canh. Ông Lâm thường nâng niu những chiếc lá nhỏ hình trái tim, có màu xanh tía, với những sợi óng ánh như kim tuyến. 

Cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn với những chiếc lá óng ánh màu kim tuyến 

Khi đó, ở Việt Nam chẳng ai biết loại cỏ này, cũng không có trong sách, nên ông tự đặt tên cho nó là cỏ kim tuyến.

Ông Lâm bảo rằng, loài cỏ này là một vị thuốc cực quý, quan trọng thứ nhì trong bài thuốc chữa ung thư mà ông sử dụng để cứu mình.

Loài cỏ này thực sự là thần dược. Tôi ăn bát canh có lá kim tuyến, thấy sức khỏe hồi phục rất nhanh. Những lúc đi rừng mệt quá, không muốn bước nữa, chỉ cần bứt lá kim tuyến nhai sống, lại tiếp tục đi được. 

Hồi trèo lên độ cao 2.800m, thấy loài cỏ này, ông Lâm đã xúc động trào nước mắt và ông tin rằng mình sẽ sống được. Ông cứ ngắt lá, thân, rửa qua nước suối rồi nhai tất. Thế mà sức khỏe hồi phục rất nhanh. 

Tôi tin lời ông Lâm nói về thứ cỏ lạ này, nên đã mang chúng về Hà Nội, hỏi một số giáo sư, tiến sĩ chuyên ngành đông y, dược học. Tuy nhiên, ngày đó, chẳng vị nào biết về loại cỏ này. Có vị còn bảo nó chả có giá trị gì cả. Tôi cũng đã từng kỳ công dẫn bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng lên Sapa xem loài cỏ này, để tìm cách bảo tồn, nhưng ông cũng mù tịt nốt. 

Cây cỏ nhung mà ông Lâm gọi là kim tuyến do tác giả chụp trên độ cao 2.900m trong rừng Hoàng Liên Sơn 

Thời gian gần đây, khi người Trung Quốc phát hiện ở Việt Nam có loài cỏ này, đã thu mua ráo riết. Ở ngoài Bắc thì gọi nó là cỏ nhung, còn trong Tây Nguyên thì gọi là cỏ kim cương. 

Trong khi các thương lái thu mua với giá bạc triệu cho một kg cỏ kim tuyến tươi, thì một số nhà dược học của ta vẫn khẳng định trên báo chí rằng loài cỏ này có giá trị rất thấp, chỉ sánh ngang… lá lốt. 

Chính vì không hiểu họ mua để làm gì, nên không ít người có tính suy diễn đặt ra chuyện kẻ xấu lừa đảo đồng bào. 

Ngành đông y nước Việt xét về tổng thể quả thực còn non trẻ so với người phương Bắc. Có vô số loài cây cỏ bí ẩn, là những thần dược thực sự, nhưng chưa được biết đến. Thậm chí, chẳng biết là cây gì, có tác dụng gì. Vậy nên, người ta vô tư thu mua những cây cỏ quý với giá… cỏ rác. 

Ông Lâm phải luồn lách khắp hang sâu núi thẳm để tìm thuốc quý tự cứu mình 

Ông Lâm vốn có bao năm bôn ba Trung Quốc, làm việc và sống với người Trung Quốc, nên ông biết họ cực kỳ cao thủ trong việc thu mua nguyên liệu thảo dược từ nước ngoài.

Họ không bao giờ họ tiết lộ công dụng của những thứ mà họ sẽ mua. Bởi vì, nếu công dụng của thứ họ mua lộ ra, người khác sẽ biết cách chế biến, sử dụng, như vậy, họ sẽ khó thu mua tiếp, hoặc phải thu mua với giá cao. 

Ông Lâm có đến cả trăm ví dụ về sự khôn lanh của người phương Bắc. Họ làm giàu trên sự ngây thơ của chúng ta. Vô số loài thảo dược quý đã bị họ tận thu, mà chúng ta lại cười họ rằng bỏ tiền thu mua thứ vớ vẩn. 

Bài thuốc trị ung thư của ông Lâm, do các thiền sư Tây Tạng chỉ cho gồm có 7 loại chính, trong đó quý nhất là ngũ trảo long, rồi đến cỏ nhung, giảo thiền kê, giảo cổ lam, bạch hoa xà… 

Đồng bào đã nhổ sạch cỏ nhung trong rừng Hoàng Liên Sơn bán sang Trung Quốc với giá rẻ mạt 

Hồi ông Lâm mới vào Hoàng Liên Sơn sống với thú hoang, cỏ nhung mọc lan khắp các hốc cây, bụi rậm. Thậm chí, chúng mọc đầy trong vườn thảo quả của đồng bào. Đồng bào phải nhổ bỏ đi. 

Hồi ông Lâm nấu bát canh cỏ nhung cho tôi ăn, ông bảo: “Chú thân với cháu lắm, chú mới tiết lộ cho cháu về cây cỏ này. Cháu có biết người Trung Quốc và người Nhật mua cây cỏ này với giá bao nhiêu tiền không?”. 

Thấy loài cỏ này mọc đầy trong rừng, tôi đoán bừa cỡ trăm ngàn. Tôi ngã bổ chửng khi ông Lâm tiết lộ rằng, cách đây 10 năm người Trung Quốc mua ở Tây Tạng với giá 5 triệu đồng/kg tươi dính cả đất ở rễ.

Người Nhật còn mua nó với giá đắt hơn nhiều. Nếu là cỏ nhung khô thì có giá trên 100 triệu đồng/kg. Thời điểm đó, vài kg cỏ nhung đổi được mảnh đất Hà Nội. 

Lúc đó, tôi chợt nghĩ, hay bỏ công việc làm báo nhọc nhằn, đi nhổ cỏ nhung bán cho người Trung Quốc sẽ giàu to. Nhổ một ngày trong rừng thì được cỡ vài bao. 

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng, người rất quan tâm đến cây cỏ, đã lên tận Sapa để nghiên cứu, mang về Hà Nội chiết xuất, nhưng cũng không biết cỏ nhung để làm gì 

Nhưng tôi chọn cách im lặng. Nếu người Trung Quốc biết có cỏ nhung ở Việt Nam, họ sẽ thuê người Việt nhổ sạch. Không có cỏ nhung, ông Lâm sẽ không sống được.

Ông Lâm cũng không muốn nói công dụng của nó với các nhà khoa học, bởi sẽ lại giống các cây cỏ khác, họ sẽ chẳng nghiên cứu đến đầu đến đũa, rồi thiên hạ biết, người Trung Quốc biết, sẽ bị nhổ sạch.

Mới đây, trở lại đại ngàn Hoàng Liên Sơn, lang bạt trong rừng, ông Lâm đố tôi tìm được cây cỏ nhung nào. Tôi và ông đi rạc cẳng chẳng kiếm nổi một cây. Mấy năm trước, người Trung Quốc phát hiện ở Hoàng Liên Sơn có cỏ nhung, họ thuê đồng bào H’Mông nhổ. Đồng bào H’Mông như loài dê núi, luồn rừng cả ngày không biết mệt. Không đầy một năm, cỏ nhung trong đại ngàn Hoàng Liên bị nhổ sạch. 

Lúc đầu, người Trung Quốc mua với giá 50 ngàn/kg, sau tăng lên 100 ngàn, 500 ngàn, 2 triệu đồng, và giờ là 5 triệu đồng cho một kg cây tươi gồm cả rễ dính đất. Khi cỏ nhung lên tới giá đó, thì Hoàng Liên Sơn đã sạch bóng loài cỏ này. 

Ông Lâm phải trồng thuốc quý ở những nơi hiểm trở, bí mật để bảo tồn giống, có thuốc chữa bệnh 

Nhìn những chuyến xe chở cỏ nhung ùn ùn sang bên kia biên giới, ông Lâm buồn muốn rơi nước mắt. Thương lái mua cỏ nhung của đồng bào với giá 50 ngàn đồng và họ bán với giá 5 triệu đồng, thậm chí là 10 triệu đồng một kg tươi ở nước họ, hoặc bán sang Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản. Nếu là cỏ nhung sấy khô thì có giá cả trăm triệu đồng một kg. Đau xót không tưởng tượng nổi. “Vàng ròng” đã chảy hết sang bên kia biên giới.
Hai năm trước, cỏ nhung, còn gọi là kim cương bỗng sốt xình xịch ở Tây Nguyên, cũng là bởi người Trung Quốc phát hiện một số vùng núi cao ở Tây Nguyên có loài cỏ này. Học sinh bỏ cả trường lớp đi nhổ cỏ nhung bán cho thương lái với giá 200 ngàn/kg, sau lên 500 ngàn/kg. Giờ thì thứ cỏ bí ẩn này đã có giá tới 1 triệu đồng/kg. 

Theo ông Lâm, sở dĩ cỏ nhung trong Tây Nguyên rẻ như vậy vì chất lượng không bằng ở Hoàng Liên Sơn. Loài cỏ này phải mọc ở độ cao trên 2.800m mới có giá trị dược liệu cao nhất. 

Cho đến lúc này, một sự thực đau lòng, là cả các chuyên gia dược liệu, các nhà chức trách vẫn chưa biết cỏ nhung để làm gì, có tác dụng gì. Chẳng lẽ người ta bỏ cả núi tiền mua cỏ về cho dê ăn?
Theo ông Trần Ngọc Lâm, các thiền sư Tây Tạng sử dụng cỏ nhung để tăng cường sức khỏe, giải độc cơ thể, điều trị ung thư. Vận động viên của Trung Quốc thường dùng cỏ nhung trước các cuộc thi đấu bởi nó có tác dụng chẳng kém gì doping. Viện quân y Trung Quốc sử dụng cỏ nhung cùng một số vị khác trong điều trị ung thư từ rất lâu rồi.

Nhưng cỏ nhung có một tác dụng thần kỳ mà người Việt không biết, đó là có khả năng tái tạo tế bào, đặc biệt là tái tạo tế bào gan. Với tác dụng này, cỏ nhung thực sự là thần dược, cỏ trường sinh, quý hơn vàng ròng.

Chúng ta sẽ đặt câu hỏi, vì sao cỏ nhung đắt thế mà chúng ta không gieo trồng? Nếu trồng được loài cỏ này, thì nó đã chẳng đắt thế. Loài cỏ này chỉ mọc ở những chỗ ven suối, ẩm ướt, trong bóng tối, ở môi trường mùn dày. Nó không chấp nhận bất kỳ sự chăm sóc nào.

Ông Lâm cung cấp thông tin giá trị của cỏ nhung, để mong rằng, chính quyền ra sức bảo vệ loài cỏ cực quý này, trước khi chúng bị nhổ sạch khỏi lãnh thổ Việt Nam.


Cuốc bộ suốt 3 ngày thì đến “bệnh viện”. Đó là một cái hang đá rất lớn trên sườn núi. Trong hang, nhà sư ngồi tu thiền, bệnh nhân nằm la liệt. 

Các bệnh nhân đều mắc bệnh nan y, được bệnh viện trả về chờ chết, đi hàng ngàn dặm đến vùng núi băng tuyết này cầu cứu các thiền sư, như thể đi tìm các vị thánh cứu rỗi linh hồn. 

Cách đó không xa cũng có vài cái hang nữa, cũng có các thiền sư và rất nhiều bệnh nhân. 

Ông Lâm chỉ biết tiếng Quan Hỏa và tiếng lóng của giới giang hồ Trung Quốc nên không thể giao tiếp với họ. Rất may, trong số bệnh nhân chữa trị có một vị giáo sư ngành ngôn ngữ của Trung Quốc, bị ung thư tuyến tiền liệt di căn, tên là Lỉ Coỏng, biết tiếng Phạn nên dịch cho ông. 

Vị thiền sư này có pháp danh là Uy-ri-ang-kha-đa. Hàng ngày, ông cùng những sư sãi khác lên núi lấy thuốc về chữa trị cho các bệnh nhân. 

Bệnh nhân được hướng dẫn cách thiền, luyện khí công, niệm Phật. Bệnh nhân chỉ có mỗi việc ngồi thiền, ăn và ngủ. Đến giờ có người mang thuốc cho uống mà lại miễn phí hoàn toàn. 

Tuy nhiên, việc ăn uống vô cùng khổ ải. Ông Lâm là người từng trải trận mạc và chịu khổ nhiều nhưng cũng phải ớn trước những món ăn ở đây. 

Người ta đổ cả rổ lá cây và hạt kê, hạt răng ngựa vào chiếc nồi to rồi ninh kỹ. Mỗi người mỗi bữa chỉ được ăn một bát nhỏ, trông không khác gì cám lợn. Vừa đói, vừa khổ nhưng cố phải chịu, vì các nhà sư cũng ăn vậy.

Một lần, ngồi nói chuyện, vị thiền sư hỏi về thân thế ông Lâm. Ông kể lể tình hình bệnh tật và quê hương, đất nước mình. Vị thiền sư "à à..." mấy tiếng và tỏ ra rất vui. 

Ông hỏi rằng: "Có phải nước nhỏ của thí chủ đã 3 đánh thắng quân Nguyên không?". 

Hôm sau, mới sáng sớm, vị thiền sư gọi ông Lâm bảo đi cùng. Đi theo ông và vị thiền sư có một người Tạng, là giáo viên tiểu học ở vùng này, biết tiếng Hoa và tiếng Phạn làm phiên dịch cho ông và vị thiền sư. 

Người phiên dịch này bảo rằng, vị thiền sư rất khâm phục người Việt Nam, vì Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng anh dũng. 

Vị thiền sư dẫn ông Lâm đi theo và truyền nghề thuốc cho ông một phần là vì ông là người ở đất nước phía Nam, "rất nóng và có quả chuối", đã đánh thắng cả quân Mông Cổ. Trong khi đó, tổ tiên ông núi cao, rừng thẳm, rộng lớn mênh mông mà không cản nổi bước chân của Thành Cát Tư Hãn.

Trong chuyến đi lấy thuốc, ông Lâm được chứng kiến cảnh một bà mẹ người Tây Tạng ngồi trên tảng đá bồng con hát ru. Tiếng hát lên cao xuống thấp, vang vọng não nề giữa cảnh núi rừng mênh mông. 

Anh giáo viên đó dịch cho ông Lâm nghe nội dung bài hát ru, đại để: "Có một đất nước phía Nam nhỏ bé, nóng lắm và có quả chuối, nhưng đã ba lần đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh...". 

Đây là bài hát ru có từ 700 năm trước mà bà mẹ Tây Tạng nào cũng thuộc lòng. Nghe lời dịch đó, ông Lâm đã khóc nức nở. 

Sau này ngồi tu trên đỉnh Fansipan, nghĩ lại lời ru đó cùng với những kiến thức thu thập được trong quá trình lang bạt ở Trung Quốc, ông đã nghiệm ra rằng: Dòng sông Hồng ở bên Trung Quốc chỉ là những nhánh sông, nhánh suối, nhưng khi về Việt Nam nó mới trở nên hùng vĩ. 

Và những bộ tộc nhỏ bé, những nền văn minh nhỏ bé, khi di cư xuống phía Nam, bám theo sông Hồng mới tạo thành nền văn minh sông Hồng rực rỡ. Cũng như cái trống đồng của các bộ tộc nơi thượng nguồn rất thô sơ, dùng để làm tang ma, nhưng khi về Việt Nam nó đã trở nên rất tinh xảo và dùng làm tiếng trống hiệu triệu vạn quân, khiến quân thù khiếp vía. 

Sau nhiều ngày ngẫm nghĩ, ông mang ý tưởng đó gặp lãnh đạo Đài truyền hình Lào Cai và đề nghị họ làm phim như ý tưởng của ông để ca ngợi nền văn minh Sông Hồng. 

Và bộ phim "Nơi ngọn nguồn sông Hồng" đã ra đời, dài 14 tập gây ấn tượng với khán giả cả nước. Cũng theo đề xuất của ông, các phóng viên Truyền hình Lào Cai tiếp tục làm bộ phim khám phá mang tên “Địa đàng Hoàng Liên Sơn”.

Lại nói về chuyện vị thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cho ông Lâm đi theo học nghề thuốc sau khi đã bắt ông hứa không tiết lộ bí quyết với ai. Vị thiền sư này giữ bí quyết không phải để làm lợi cho mình mà nếu nói ra, người ta sẽ lên núi nhổ sạch cây thuốc khiến những cây thuốc quý sẽ tuyệt chủng. 

Sau mấy ngày cuốc bộ dọc sườn núi Hymalaya, ông Lâm được chứng kiến vô vàn loại kỳ hoa dị thảo mọc lẫn trong rừng, trong kẽ đá lẫn với mây gió ở độ cao 5.000 mét, quanh năm lạnh độ âm. 

Những loại cây thuốc vốn đã quý, lại sống trong môi trường thiên nhiên khắc nghiệt nên càng hiếm, càng chất lượng. 

Theo vị thiền sư thì những kỳ hoa dị thảo này chỉ sống ở trên những đỉnh núi rất cao, do đó, trên thế giới không đâu có. Tuy nhiên, lúc đó không có tư tưởng trở thành thầy thuốc nên ông Lâm chỉ chú tâm vào những cây thuốc chữa bệnh ung thư phổi của mình mà thôi.

Trong số cây thuốc chữa bệnh của ông thì có 7 vị mà người Tạng gọi là mỹ nhân thang, là thuốc giải độc, làm đẹp cơ thể mà giới võ lâm Tây Tạng cổ xưa hay dùng. 

Bài thuốc này có rất nhiều tác dụng như tăng cường sức khỏe, tái tạo tế bào, giảm đau, giải độc cực mạnh. Cây ngũ trảo long giã ra uống vào hết đau ngay, xoa bóp bên ngoài cũng giảm đau rất tốt. 

Cứ điều trị như vậy, dù ăn uống kham khổ, song chỉ mấy tháng sau, cơ thể tiều tụy, chỉ có độ 47kg của ông Lâm đã tăng lên 52kg, sức khỏe hồi phục gần như người thường. Ông Lâm không thấy biểu hiện khó thở, tức ngực nữa.

4 tháng sau, vị thiền sư này nhắc: "Lù Pao nhắn anh xuống núi đấy". Ông Lâm buồn rầu nói: "Con phải đi rồi, nhưng bệnh con có khỏi được không?". 

Vị thiền sư mang cho ông Lâm một bao thuốc dặn mang về uống. Ông Lâm hỏi: "Chia tay thầy rồi, con có gặp lại được thầy nữa không?". "Còn duyên thì gặp được thôi!" - vị thiền sư nói rồi quay gót.

Ông Lâm xách đồ xuống núi, nước mắt chứa chan. Ông nghĩ rằng, rời ngọn núi này thì trước sau sẽ chết, nhưng cả đời nằm trong hang chữa bệnh, không giúp được gì cho vợ con thì cuộc sống cũng không có ý nghĩa gì.
Ông Lâm tìm một khoảnh núi rất cao, vách núi dựng đứng, vô cùng hiểm trở, chưa có dấu chân thú và dấu chân người trên dãy Hoàng Liên Sơn rồi gieo 30 hạt ngũ trảo long. 


Suốt mấy năm trời sống trong hang đá trên độ cao 2.900m gần đỉnh Fansipan, ông Trần Ngọc Lâm đã đi ngang dọc khắp đại ngàn Hoàng Liên Sơn để tìm các loại cây thuốc quý, mà ông học được từ các thiền sư Tây Tạng. 

Ông Lâm vốn có trí nhớ cực tốt, chỉ nhìn một lần là nhớ mãi mãi, nên ông nhanh chóng tìm được nhiều loại thảo được cực quý, mà hầu hết những thảo dược ấy chưa từng được biết đến ở Việt Nam.

Bài thuốc trị ung thư phổi mà các thiền sư Tây Tạng chỉ cho ông Lâm gồm 7 loại chính, nhưng ông đã đi khắp đại ngàn Hoàng Liên, xuyên dọc biên giới đến tận Mường Tè của đất Lai Châu, sang cả quả núi cao 3.900m cạnh Mường Tè thuộc đất Trung Quốc, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một cây ngũ trảo long nào. 

Ông Lâm đã đi khắp đại ngàn Hoàng Liên tìm cây thuốc quý 

Ngũ trảo long được các thiền sư Tây Tạng đánh giá là thảo dược quý nhất trong bài thuốc trị ung thư phổi. Thiếu cây này, thì tác dụng bài thuốc kém đi nhiều.

Biết rằng ở Việt Nam không có cây thuốc trân quý này, nên ông Trần Ngọc Lâm đã quyết định rời đỉnh Fansipan tìm sang Tây Tạng.

Sau mấy năm sống trong rừng, ông Lâm đã biến thành… người rừng thật sự. Cơ thể gầy còm như thiền sư, tóc phủ ngang vai, râu trùm kín mặt, buông thõng xuống tận ngực. 

Hồi ông đi qua thị trấn Sapa tìm về Lào Cai, người dân thị trấn du lịch này đổ ra đường xem kín mít. Người ta đồn ầm lên rằng, xuất hiện người rừng Hoàng Liên Sơn tại thị trấn Sapa.

Cây thuốc quý trổ hoa rất đẹp trong đại ngàn Hoàng Liên Sơn 

Ông Trần Ngọc Lâm tìm sang bên kia biên giới gặp Vàng Lù Pao để đi nhờ đoàn xe tải lên Tây Tạng. Cuộc hành trình kéo dài nửa tháng thì đến thị trấn Lahsa.

Khi gặp lại thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa, người đã cứu ông thoát khỏi căn bệnh ung thư quái ác, thì ông đã ngoài 90 tuổi, sắp đắc đạo. Thiền sư đang chuẩn bị hậu sự, dặn dò đệ tử để vào hang bắt đầu quá trình nhập tịch để được về cõi Phật. 

Những thiền sư vùng đất huyền bí Tây Tạng tu hành cả đời, làm không biết bao việc nghĩa với mong ước được đắc đạo. Khi đã đủ duyên, thấy vòng đời đã hết, họ sẽ vào một cái hang nhỏ đục sẵn vào núi đá ngồi thiền. Đệ tử sẽ xây bức tường để bịt kín miệng hang.

Ông Lâm trồng cây thuốc quý khắp rừng Hoàng Liên 

Các thiền sư sẽ không ăn uống gì trong quá trình ngồi thiền trong hang tối. 3 tháng sau, đệ tử sẽ mở cửa hang ra xem. Nếu thiền sư chưa chết thì tiếp tục bịt cửa hang lại. 

Cứ 3 tháng họ lại mở cửa một lần để kiểm tra xem thiền sư còn thở không. Khi thiền sư đã ngừng thở, cơ thể khô đét, cứng như gỗ, rắn như đá, thì họ bịt kín hang, không bao giờ mở ra nữa. Nhiều thiền sư tu luyện đến mức toàn thân bất hoại. Cách tu hành này gọi là Saprakhi. 

Lúc vị thiền sư này đang chuẩn bị hậu sự, ông Lâm đã nói với thiền sư rằng, ở Việt Nam cũng có rất nhiều cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya, nhưng cây thuốc quan trọng nhất là ngũ trảo long thì không có. 

Một số nhà nghiên cứu cho rằng loài cỏ này có độc, nhưng ông Lâm khẳng định chúng là vị thuốc quý 

Nghe ông Lâm nói vậy, vị thiền sư này đã giật mình. Ông không ngờ rằng ở đất nước phương Nam nhỏ bé và xa xôi, trong truyền thuyết của người Tây Tạng thì vùng đất ấy “có quả chuối và rất nóng”, lại có những thần dược ở xứ băng giá Tây Tạng. 

Ông Lâm đã khẩn cầu xin giống cây thuốc ngũ trảo long về trồng ở Việt Nam, nhưng vị thiền sư từ chối. 

Lúc đó, ông Lâm mới hiểu rằng, hóa ra, trước đây vị thiền sư này cho ông Lâm biết nhiều vị thuốc như vậy là vì ông ta nghĩ rằng ở đất nước có khí hậu nóng không bao giờ có những vị thuốc quý như ở dãy Hymalaya. 

Nhưng không ngờ, đỉnh Hoàng Liên Sơn cũng rất cao, khí hậu lạnh quanh năm nên cũng có nhiều loài cây thuốc quý như ở dãy Hymalaya này. Vị thiền sư không tiếc thuốc quý, nhưng ông sợ tiết lộ, cả thế giới sẽ kéo đến nhổ sạch.

Sau một tuần ông Lâm ở trong hang, chạy đôn chạy đáo giúp các thiền sư trị bệnh cho người nghèo, rồi thiền sư Uy-ri-ang-kha-đa cũng đến gặp ông Lâm bảo: "Mai tôi vào hang nhập định rồi, chắc không gặp anh nữa. Tôi quý anh là vì đất nước anh đã đánh thắng quân Mông Cổ. 

Tôi sẽ cho anh 30 hạt ngũ trảo long, anh đem về gieo trồng, chắc cũng hợp khí hậu và sống được. Anh nên giữ kín những loại cây thuốc này. Nếu anh nói ra thì đất nước anh và khắp vùng Tây Tạng này cũng sẽ bị nhổ hết. Hàng triệu người bệnh đang trông chờ vào cây thuốc này đấy". 

Ông Lâm quỳ xuống tạ ơn thầy và hứa sẽ không tiết lộ với ai. 

Thiền sư gầy khô đét đẹt thanh thản bước vào hang. Cửa hang đóng lại. Đệ tử ngâm nga đọc kinh ngoài cửa hang, còn ông Lâm ngồi khóc. Ông vái lạy, khóc lóc ngoài cửa hang suốt mấy ngày rồi gạt nước mắt xuống núi về nước.

Ông Lâm tìm một khoảnh núi rất cao, vách đá dựng đứng, vô cùng hiểm trở, chưa có dấu chân thú và dấu chân người trên dãy Hoàng Liên Sơn rồi gieo 30 hạt ngũ trảo long. 

Ông dựng lều ngay đó để trông nom. Ông trông chừng từng con côn trùng, không để chúng xơi mất hạt nào. 

Cây thuốc do ông Lâm trồng trong rừng Hoàng Liên 

Suốt 10 năm trời chăm bón, nhân giống rồi vườn ngũ trảo long quý hiếm đã hình thành. Cây ngũ trảo long đã mọc kín mảnh vườn rộng 10m2 trong một khe đá, đủ nguồn thuốc cho ông dùng và cứu được không ít người đang mắc bệnh ung thư quái ác như ông. 

Tôi đã có cơ duyên được ông Lâm dẫn đi xem vườn thần dược cực quý của ông trên độ cao gần 3.000m. Nơi đó vách đá trơn trượt, quanh năm gió rít, mây vờn. 

Cây ngũ trảo long quả thực vô cùng kỳ quái. Chúng có lá nhỏ như lá lúa, nhưng chỉ dài cỡ 15cm, mọc xòe như cái loa. Trên đầu lá mọc ra bông hoa kỳ quái. Bông hoa đó trông như bàn tay rồng gồm 5 móng vuốt. Vì có hình thù như thế, nên ông Lâm đặt tên cho nó là ngũ trảo long.

Lúc đó, ông Lâm mới kể với tôi rằng, trong chai rượu thuốc mà thi thoảng ông đưa cho tôi xoa bóp, có “thần dược” ngũ trảo long. Trong các chuyến đi rừng, mỗi khi đau chân, chỉ xoa ít rượu vào chỗ đau và uống vài giọt, chỉ vài giây sau, cơn đau tan biến đâu mất. 

Củ thuốc rất quý do ông Lâm phát hiện trên đỉnh Tây Côn Lĩnh (Hà Giang), ở độ cao 2.400m 

Mấy năm nay, đại ngàn Hoàng Liên Sơn liên tục bốc hỏa. Sợ lửa thiêu rụi vườn thuốc quý, ông Lâm đã nhân giống ra rất nhiều nơi. Ông trèo lên tận đỉnh U Bò ở Trạm Tấu (Yên Bái), Phu Ta Leng (Ngũ Chỉ Sơn), Pu Si Lung (Lai Châu), toàn những ngọn núi cao trên dưới 3.000m để trồng ngũ trảo long. 

Những vườn thuốc quý này được trồng ở những nơi vô cùng bí mật, phải đi nhiều ngày trời mới đến. Ông sử dụng bản đồ địa hình để đánh dấu địa điểm. 

Nhiều loại thuốc quý cũng được ông gieo trồng khắp núi cao, rừng thẳm. Đặc biệt là loài thiết trúc nhân sâm, cũng được ông gieo trồng ở rất nhiều nơi. 

Tôi nói đùa với ông Lâm rằng: “Chú trồng thiết trúc nhân sâm để kiếp sau thu hoạch ạ?”. Ông Lâm bảo rằng: “Chú gieo rắc giống nhân sâm khắp núi cao rừng thẳm không phải để thu hoạch đâu. Đời con, đời cháu của chú chắc gì chúng nó đã biết leo núi mà tìm. Chú làm thế là để mong loài sâm quý và các cây thuốc quý không bị tuyệt chủng ở Việt Nam”.

Ông Lâm vừa khai thác vừa bảo tồn cây thuốc một cách bền vững 
Giờ đây, dù đã ở tuổi ngoài 60, tóc điểm bạc, song sức khỏe của “người rừng” Trần Ngọc Lâm khá ổn định. Ông đi chiếu chụp nhiều lần, thấy khối u trong phổi thu nhỏ lại, không phát triển nữa. Ông đi cả tháng trong rừng không biết mệt. Lúc nào trong ba lô của ông cũng có bình thuốc để uống. 

Ông lọ mọ trong rừng để tự cứu mình, để cứu mạng những người đang mắc những căn bệnh quái ác. Ông rất buồn là nguồn thuốc quá ít, ông lại phải tự đi lấy, không thể thuê được người (sợ lộ cây thuốc, sẽ bị nhổ sạch) nên không giúp được nhiều người. Trong khi đó, lượng người ung thư ở Việt Nam mỗi ngày một nhiều.

Mấy năm nay, ông kiên trì tìm lại đồng đội của mình. Hơn trăm bạn bè đồng ngũ thì có tới chục người đang bị căn bệnh ung thư hành hạ. Phần lớn số họ bị ảnh hưởng chất độc da cam nên ung thư hóa. Họ đang sống nhờ những cây thuốc hiếm hoi của ông Lâm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét