Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

Làm ứng dụng hay bán cà-phê, không dễ như tưởng tượng!

Với tình hình kinh tế đi xuống, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên thì việc nhiều người tính đến việc khởi nghiệp kinh doanh riêng khá là phổ biến. 
Mô hình cà-phê nguyên chất rang xay đã khi ra đời vào năm 2012 đã phần nào đánh trúng nhu cầu khởi nghiệp của mọi người, khi giá bán một ly cà-phê không mắc và chi phí đầu tư giai đoạn đầu không nhiều.
Mobile Apps ( tạm dịch là làm ứng dụng di động) tạo sóng bởi sự xuất hiện những tỷ phú người Việt kiếm tiền từ chiếc di động như Nguyễn Long với ứng dụng SayIt cho nền tảng BlackBerry và gần đây nhất là Nguyễn Hà Đông  với trò chơi Flappy Bird.
Rất nhiều bạn trẻ đã lao vào khởi nghiệp trong những lĩnh vực này mà chưa thật sự hiểu hết về lĩnh vực mà mình theo đuổi.
Trên thực tế, cả Mobile Apps và mở quán cà-phê đều có xuất phát điểm chung là phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người và kinh nghiệm. Dưới đây là  những vấn đề mà các startup trong lĩnh vực này cần quan tâm:
Đam mê hay lợi nhuận ?
Kinh doanh cà-phê hay làm Mobile Apps cũng chỉ là những cách nói khác của việc làm dâu trăm họ. Nếu không có đam mê,  starups rất khó có thể bỏ ra mỗi ngày nhiều hơn 10 giờ làm việc cho dự án của mình với thời gian tối thiểu là ba tháng. Ngoài ra, việc thu hồi vốn, việc tính tới mở rộng nhượng quyền cũng liên quan khá nhiều đến đam mê. Vì nếu đã chọn tiền, thì chắc chắn sẽ có sự vội vàng khi triển khai trên diện rộng, và chạy theo lợi nhuận của quán khi chưa đủ sự chín muồi của thị trường.
Mobile Apps cũng vậy, nếu chọn tiền, người ta có thể tạo ra hàng trăm sản phẩm ăn theo và rất khó tạo ra một ứng dụng mang dấu ấn của riêng mình. Vì sao Flappy Bird, một trò chơi đồ họa bình thường, cách chơi cực kỳ đơn giản và chỉ có duy nhất một người làm vẫn đánh bại những trò chơi trên thế giới với độ ngũ lập trình lên đến hàng chục người, sử dụng công nghệ mới nhất ? Câu trả lời là đam mê.
Flappy-bird
Hợp tác hay tự doanh ?
Việc khởi nghiệp trong hai lĩnh vực này có lợi thế là không cần nhiều vốn, có thể bằng tiền tích lũy trong lúc đi làm hoặc bí lắm là vay từ gia đình, nên nhiều startups chọn con đường tự mình khởi nghiệp mà không muốn hợp tác với người khác để tránh bất lợi về sau. Nếu đã có kiến thức, có kinh nghiệm về việc kinh doanh mảng này thì không sao, nhưng nếu hoàn toàn là người mới thì các bạn sáng lập cần phải cân nhắc đến điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Bởi kinh doanh Mobile Apps hay cà-phê nếu nghĩ đến việc mở rộng sẽ đối mặt với mô hình doanh nghiệp, do đó sẽ cần các bộ phận như thủ quỹ, kế toán, quản lý, kinh doanh, tiếp thị để thu hút khách hàng.
 Làm bán thời gian hay toàn thời gian ?
Nếu xem đây là công việc làm để học kinh nghiệm, làm để thỏa đam mê thì việc tính toán đến thu nhập của bản thân không cần lo lắng. Ngược lại thì việc tự trả lương cho bản thân luôn phải tính đến. Thực tế cho thấy hầu hết các startups đều quên tính đến việc tự trả lương cho mình, mà tính đó như  khoản tiền lời của nhóm. Điều này nếu startups đó chỉ có một cá nhân thì thiệt hại không đáng kể, nhưng nếu đó là một nhóm, thì đây là điểm chết, điểm dễ gây chia rẽ nội bộ nhất khi hiểu nhầm là lợi nhuận ăn chia không đều, và thời gian phân công không rõ ràng.
Lợi thế cạnh tranh nằm ở đâu ?
Đã kinh doanh thì mỗi quán đều phải tìm ra lợi thế cạnh tranh, điểm mạnh. Các lợi thế đó bao gồm giá nước uống so với xung quanh, phân khúc khách hàng mong muốn phục vụ, thiết kế và bày trí trong quán, phục vụ ca nhạc, câu lạc bộ…. Nhưng lúc mở quán, hầu hết chủ quán đều chỉ NGHĨ người tiêu dùng muốn như thế ( phỏng đoán) chứ không hề  khảo sát hoặc tự đặt mình vào vị trí khách hàng. Nên từ câu hỏi trên, các startups sẽ phải trả lời hai câu hỏi nhỏ nữa cho vấn đề này nhằm hiểu hơn hành vi của khách hàng : Điểm còn thiếu của các quán ở gần đó là gì ? Những quán đông khách ở khu vực định mở quán có điểm thiếu sót nào không ? Nếu có, hãy làm tốt hơn.
ca-phe-rang-xay
Công thức này cũng không khác là mấy khi làm Mobile Apps, người sử dụng luôn có cảm tình với các ứng dụng đáp ứng được sát nhu cầu của họ.
Không có gì là mãi mãi
Sau một thời gian kinh doanh, lượng khách hàng sẽ bão hòa và rất khó để tăng thêm. Để tăng khách hàng mới cần một chương trình tiếp thị hiệu quả, hoặc muốn tăng doanh thu cần bán kèm thêm các dịch vụ khác như cơm trưa chẳng hạn. Mobile Apps cũng vậy mà thôi, luôn cập nhập, luôn làm mới. Các startups phải nhìn thấy điều này trước để có thể dự phòng chi phí đầu tư thêm mà không cần bổ sung nguồn vốn.
Thuận Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét