Đừng ngồi đó chờ một khoản tiền thừa kế kếch xù, hoặc
chiếc vé độc đắc rơi vào tay mình. Bạn phải tiết kiệm ngay từ bây giờ và
có kế hoạch chi tiêu, đầu tư nếu thực sự muốn giàu có.
1. Tiêu xài quá mứcNếu có sở thích vung tay quá trán, bạn không phải là người duy nhất. Theo một khảo sát, khoảng 52% người dân có xu hướng tiêu dùng phóng tay, nhiều người bị mất cân bằng chi tiêu tạm thời và 22% ăn lẹm vào các thẻ ngân hàng. Tiêu xài hết sạch tiền lương mỗi tháng không phải là cách khả thi để trở nên giàu có. Hãy bắt đầu để ý xem tiền của mình thường đi đâu, kiểm tra xem khoản nào có thể cắt bỏ, và tạo ra một ngân quỹ “thực” cho phép bạn thanh toán các hóa đơn, đầu tư khi về già và một khoản dành cho trường hợp khẩn cấp.
Rất ít người tự dưng giàu có, mà đều là sự nỗ lực kinh doanh và tiết kiệm. Ảnh: lifespan. |
Tiết kiệm nên là ưu tiên hàng đầu nếu bạn muốn tích lũy tài sản. Hãy bắt đầu với quỹ khẩn cấp. Một khi quỹ này đã khá đầy đặn, bạn có thể chuyển hướng một chút sang các mục tiêu khác như mua một căn nhà hay trả tiền học cao học.
3. Bạn có quá nhiều khoản nợ
Chắc chắn nợ là tiền thân của sự thành công tài chính, chẳng hạn khi bạn vay để mua bất động sản, hoặc bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên, không nên để cán cân tài chính của bạn quá mất cân bằng. Tự thanh toán được càng nhiều càng tốt.
4. Bạn không có kế hoạch
Nếu không có một bản kế hoạch chi tiết, rõ ràng, để trở nên giàu có là điều không tưởng. Bản thân điều này sẽ dễ dàng đẩy bạn tới việc chi tiêu quá tay hoặc không tiết kiệm. Và như một câu nói cổ điển “Những ai làm kế hoạch thất bại, hãy chuẩn bị để nhận lấy thất bại”. Việc lập một kế hoạch tài chính là điều buồn tẻ, nhưng bạn sẽ sớm quen được với nó.
5. Bạn không có quỹ khẩn cấp
Các chuyên gia cho biết bạn cần ít nhất 6 tháng thu nhập để dành cho khoản quỹ khẩn cấp (dùng cho tình huống khẩn cấp). Cuộc sống rất lắt léo, và việc không dự phòng an toàn có thể đẩy một cuộc sống thoải mái đến thảm họa.
6. Bạn bắt đầu tiết kiệm quá muộn
Điều khó khăn nhất trong việc tiết kiệm là thời điểm bắt đầu. Ngay cả khi đang có một khoản nợ, hoặc khi thu nhập của bạn ít ỏi, hoặc có quá nhiều chi phí phát sinh, bạn vẫn có thể tiết kiệm được gì đó, dù chỉ là một khoản nhỏ.
7. Bạn phàn nàn thay vì cam kết
“Mình sẽ chẳng kiếm đủ tiền”, “Cuộc sống sao mà đắt đỏ”, “Vô vọng thôi, mình sẽ chẳng bao giờ hết nợ”… Bạn đã bao giờ có những lời than thở kiểu như thế này, hoặc là tất cả những lời than thở ấy? Thói quen thì khó bỏ, nhưng nếu bạn càng bỏ phí nhiều thời gian để mặc mọi chuyện, chuyển biến sẽ chẳng bao giờ xuất hiện. Hãy dừng phàn nàn và đưa ra các cam kết cho bản thân mình. Hãy chịu trách nhiệm về những thói quen vô bổ của mình, và tập trung vào cách thay đổi nó.
8. Bạn sống cho hôm nay, quên mất ngày mai
Chẳng có gì thú vị khi nghĩ đến lúc phải nghỉ hưu và những chuyện liên quan. Tuy nhiên, cuối cùng chuyện đó sẽ xảy ra. Vấn đề là những khoản chi tiêu bốc đồng và không có kế hoạch đã khiến bạn rơi vào nợ nần. Hãy thực hiện lời khuyên sau đây: Vứt bỏ suy nghĩ “mua ngay bây giờ, tính toán sau”, thành thói quen “tiết kiệm bây giờ, giàu về sau”.
9. “Để tất cả trứng vào một rổ”
Bạn có thể may mắn khi đánh cược tất cả tiền vào một khoản đầu tư. Nhưng điều đó chỉ giống như khi bạn trúng sổ xố. Đó không phải là chiến lược hay để sống, hoặc để trở nên giàu có. Đầu tư tất cả vào một thứ đẩy bạn vào nguy cơ nguy hiểm quá lớn. Hãy đầu tư vào nhiều khoản khác nhau, với các độ rủi ro khác nhau.
10. Bạn không tự mình cố gắng giàu có
Bạn có thể là một trong số nhiều người tin rằng mọi việc cứ thuận theo tự nhiên và tiền bạc tự nhiên sẽ bay đến với bạn, vậy cần gì phải cố gắng tiết kiệm hoặc trả nợ? Có thể bạn sẽ gặp may và nhận được một công việc như mơ, hoặc được thừa kế, hoặc trúng số độc đắc… Nhưng dù là điều gì xảy cũng sẽ không thể biến bạn trở nên giàu có. Bởi cuộc sống luôn là bấp bênh. Không ai biết điều gì, chuyện gì sẽ xảy ra, vì thế, tại sao bạn không tập trung vào những gì mình có thể kiểm soát hôm nay. Hãy tự mình tiết kiệm, trong trường hợp không có ai, hoặc không có điều gì kì diệu xảy ra.
Thuận An (theo lifespan)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét