Thảm cảnh lò đốt rác phát điện: Người Nhật thấy "ngọc"
Với
sáng chế lò đốt có khả năng đốt triệt để rác thải ở nhiệt độ cao và
dùng nhiệt năng để phát điện, đã có công ty của Nhật quan tâm.
Ông Nukihiko Nakayama (áo đen) thăm quan "phế tích" lò đốt rác phát điện của ông Bùi Khắc Kiên |
Công ty Nhật Bản quan tâm đến công nghệ nông dân
Trong chiều ngày 7/7/2014, tại nhà của người nông dân Bùi Khắc Kiên (xã
Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) - chủ nhân của chiếc lò đốt
nhiệt độ cao đã có sự thăm quan của một công ty Nhật Bản.
Đại diện cho công ty này là ông Nukihiko Nakayama. Ông cho biết đã làm
việc tại Việt Nam từ 20 năm nay, sau khi đọc được thông tin trên báo chí
về sáng chế này của nông dân Việt Nam, ngay lập tức ông cùng người bạn
cũng là người phiên dịch đến tận mục sở thị công nghệ này.
Tuy nhiên, khi đến nơi, chiếc máy của ông Bùi Khắc Kiên đã bị dỡ bỏ hoàn
toàn, vị giám đốc người Nhật này tỏ ra tiếc nuối. Ông Nakayama cũng lo
lắng về việc một khi chính quyền đã cấm đoán, chắc chắn khả năng thành
công của chiếc máy này là không thể.
Nhưng sau khi xem lại băng tư liệu về các cuộc thử nghiệm trước đó, cũng
như được ông Bùi Khắc Kiên lý giải về những công nghệ của mình, vị giám
đốc người Nhật Bản này tỏ ra khó hiểu về cách làm của chính quyền sở
tại của Việt Nam và thêm niềm tin vào người nông dân này.
Ông Nakayama cho biết: "Trong sáng chế này cái quý nhất là lò đốt rác ở
nhiệt độ cao. Khi có lò đốt rác này rồi thì nhiệt năng sinh ra có thể
làm được rất nhiều ứng dụng chứ không chỉ phát điện.
Nếu quả thực ông Kiên có thể đốt rác ở nhiệt độ cao trên 1.400 độ C và
làm chủ được nhiệt độ của lò thì sáng chế của ông là duy nhất trên thế
giới mà người Nhật Bản, Trung Quốc, Nga, Mỹ chưa ai có thể làm được."
Nhật không làm như Việt Nam
Sau buổi làm việc hôm 7/7/2014, ông Bùi Khắc Kiên đã gửi một bản vẽ mô
hình cùng những chi phí giá thành để sản xuất một mô hình như vậy tới
chuyên gia người Nhật.
Và sau đó vị giám đốc này đã trở về nước để bàn bạc với nhiều bên liên
quan. Ông Nakayama cho biết: "Tôi phải trở về nước để bàn bạc với các
cộng sự của mình." Theo thông tin từ ông Bùi Khắc Kiên, nếu sự hợp tác
giữa ông và người Nhật Bản bị chính quyền làm khó khăn thì công ty Nhật
ấy sẵn sàng đưa ông sang Nhật Bản để chế tạo cho họ công nghệ đó.
Tuy nhiên, ông Kiên vẫn đang cân nhắc và mong muốn có một hợp đồng hợp
tác rõ ràng, trong đó ràng buộc các điều khoản để bảo vệ quyền lợi và
bản quyền cho ông. Bởi theo thông tin mới nhất mà người nông dân này
nhận được thì tháng 5/2015, ông mới có chứng chỉ sở hữu trí tuệ.
Ông Bùi Khắc Kiên lý giải cho vị giám đốc người Nhật về công nghệ của mình ngay trên nóc nhà khi họ vừa kiểm tra các thiết bị mà ông Kiên để tại đây. |
Trao đổi với ông Nakayama, vị giám đốc này cho biết: "Từ lâu, chính phủ
Nhật Bản đã khuyến khích toàn bộ các nhà khoa học, các công ty năng
lượng, và toàn bộ người dân tham gia sáng tạo trong việc gia tăng nhiệt
năng và sử dụng các ứng dụng của nhiệt.
Nhật Bản có nhiều cách làm để có thể đốt ở nhiệt độ cao như ông Kiên,
nhưng phải sử dụng các nguyên liệu tốn kém, chưa ai có thể sử dụng các
nguyên liệu từ rác mà có thể đốt được ở nhiệt độ cao như vậy."
Khi được hỏi về cách làm khoa học của người Nhật Bản, ông Nakayama cho
biết: "Tại Nhật Bản, không chỉ có các chương trình hỗ trợ các nhà khoa
học nghiên cứu mà có rất nhiều chương trình, cuộc thi nhằm khuyến khích
sự sáng tạo của nhân dân. Mỗi sáng chế của người dân đều được một hội
đồng có trách nhiệm thẩm tra tính ứng dụng và tạo điều kiện tốt nhất để
họ tiếp tục phát huy sáng tạo của mình."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét