Đây có thể nói là những lý do
khiến cho hệ điều hành Android trở thành hệ điều hành được ưa chuộng
nhất bởi những người thích khám phá.
Trong khi các nền tảng như iOS hay
Windows Phone rất hạn chế cho phép các nhà phát triển và người dùng tiếp
cận sâu vào hệ thống thì Android lại hoàn toàn thoải mái trong vấn đề
này. Đây chính là nét quyến rũ nhất mà nền tảng đến từ Google sở hữu mà
các đối thủ không thể có được và cũng chính nhờ điều này mà điện thoại
Android có thể thực hiện được rất nhiều tác vụ mà ngay cả chính người
dùng lâu năm cũng phải bất ngờ.
1. Chạy Web Server
Android là một hệ điều hành hoàn chỉnh phát triển dựa trên hệ điều hành nhân Linux V2.6, bởi vậy, bất cứ một thiết bị điện thoại Android hiện đại nào cũng đều có thể chạy một Web Server đầy đủ với cơ sở dữ liệu mySQL, hỗ trợ PHP và FTP cho việc chuyển nhận tệp tin.
2. Lập trình ứng dụng Android ngay trên Android
Nếu như đối với một ứng dụng cho iPhone, nhà phát triển cần viết nó trên máy tính Mac, việc lập trình ứng dụng cho BlackBerry hay Windows Phone cũng yêu cầu cần thực hiện trên máy tính thì đối với Android, bạn hoàn toàn có thể viết, hoàn thiện và chạy thử nghiệm mộtứng dụng trực tiếp ngay trên điện thoại.
Tất nhiên, việc lập trình trên máy tính
vẫn có những ưu điểm lớn khó có thể thay thế, dẫu vậy, nếu bạn vẫn muốn
viết thử một vài đoạn mã trên điện thoại trước thì ứng dụng AIDE sẽ
giúp bạn làm điều đó. Người dùng Android nếu muốn viết các ngôn ngữ lập
trình như HTML, PHP hay Javascript cũng có thể thử một ứng dụng có tên
gọi DroidEdit .
3. Cho phép điều khiển thiết bị từ xa thông qua máy tính
Bạn muốn trải nghiệm cảm giác sử dụng điện thoại trên máy tính cá nhân? Với một ứng dụng điều khiển từ xa được cài trên điện thoại, điều này là hoàn toàn có thể với những thiết bị chạy Android.
Trong trường hợp bạn muốn điều khiển
máy tính bằng điện thoại, bạn có thể thử qua một vài ứng dụng như 2X hay
Splashtop 2 Remote Desktop .
4. Hoạt động như một máy đo sức đi bộ
Đầu năm nay, khi chiếc Samsung Galaxy S4 ra mắt, rất nhiều người đã tỏ ra thích thú khi siêu phẩm này được trang bị tính năng đếm số bước chân người dùng đã đi được trong một ngày. Tuy nhiên, tính năng này không thuộc về phần cứng và trên thực tế không chỉ riêng Galaxy S4 mà bạn có thể sử dụng tính năng kể trên trên bất cứ thiết bị Android nào.
Những ứng dụng như Accupedo sẽ tận dụng
cảm biến gia tốc trên thiết bị để đếm số bước chân bạn đi và ghi lại
các dữ liệu để kết hợp với các thông số như chiều cao hoặc cân nặng của
người dùng, từ đó tính toán ra lượng calories bạn đã tiêu tốn. Đây là
một tính năng tuyệt vời cho những người quan tâm đến sức khỏe cá nhân.
5. Hoạt động như một camera an ninh
Nếu bạn chuẩn bị “lên đời” điện thoại và vẫn chưa biết phải làm gì với chiếc điện thoại Android cũ thì đây sẽ là một gợi ý khá tuyệt vời. Theo đó, bạn có thể biến thiết bị không sử dụng này thành một camera an ninh để theo dõi nhà cửa khi đi vắng. Người dùng có thể truy xuất cáchình ảnh được ghi lại thông qua Internet hoặc trên một thiết bị điện thoại khác.
6. Kết nối với USB
Tất cả những chiếc điện thoại Android hiện nay đều sở hữu cổng kết nối microUSB để phục vụ cho việc sạc pin hoặc chuyển dữ liệu từ điện thoại vào máy tính và ngược lại. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa biết, với điện thoại Android đã được root, chỉ cần dây cáp USB OTG cùng một phần mềm chuyên dụng cài sẵn là bạn đã có thể chuyển nhận dữ liệu trực tiếp từ thiết bị USB vào điện thoại.
7. Sử dụng chuột và bàn phím
Với một dây cáp USB OTG có giá khoảng 3 USD, điện thoại Android còn có thể được tương tác thông qua bàn phím và chuột. Về cơ bản, điện thoại Android có khả năng cung cấp đủ năng lượng để kết nối với chuột không dây (hoặc có dây) 2,4 GHz. Tuy nhiên, nếu muốn kết nối cả bàn phím nữa, thì bạn sẽ cần thực hiện việc kết nối này thông qua một cổng cắm USB phụ.
8. Thủ thuật undervolt để tiết kiệm pin
Trong khi một số điện thoại Android được trang bị pin rời để người dùng có thể dễ dàng thay thế và nâng cấp thì không ít thiết bị chỉ đi kèm pin liền. Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng một thủ thuật có tên gọi Undervolt để kéo dài thời gian sử dụng máy. Cụ thể, đây là thủ thuật dành cho các điện thoại Android đã được root với sự trợ giúp của một số phần mềm để tác động vào tần suất và lượng điện năng mà CPU tiêu thụ. Qua thử nghiệm undervolt với hai thiết bị HTC One và Nexus 4, bạn sẽ có thêm từ 72 đến 105 phút thời gian sử dụng máy trước khi cần sạc lại.
9. Biến thành chuột hoặc touchpad không dây
Nếu bạn đang cần nhưng lại không muốn bỏ tiền túi ra để mua các thiết bị như chuột hoặc touchpad không dây thì hay để điện thoại Android giúp bạn. Theo đó, các ứng dụng như RemoteMouse sẽ biến chiếc điện thoại của bạn thành một bàn phím và chuột không dây tiện dụng cho máy tính. Các ứng dụng hỗ trợ biến điện thoại thành touchpad như Advanced Touchpad thậm chí còn hỗ trợ cả tính năng pinch-to-zoom.
10. Hiển thị nút Start và thanh Taskbar như trên Windows
Có rất nhiều ứng dụng có thể giúp bạn thực hiện được khả năng này trên Android, thế nhưng, một trong những ứng dụng được đánh giá cao nhất có lẽ phải kể đến Taskbar – Windows 8 Style . Theo đó, ứng dụng này sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm Windows tuyệt vời trên điện thoại Android. Ứng dụng cũng đi kèm một nút mờ nhỏ ở góc màn hình để người dùng có thể ẩn nhanh thanh Taskbar này khi không cần thiết.
11. Nghe đài radio trực tiếp
Mặc dù điện thoại Android không được đi kèm ứng dụng có sẵn cho phép nghe radio trực tuyến thì cũng có vô khối ứng dụng được phát triển để bù lấp cho khoảng trống này. Ví dụ, bạn có thể cài ứng dụng nghe radio miễn phí TuneIn để tận hưởng hầu hết các đài phát trên lãnh thổ Mỹ.
12. Cài Desktop Linux
Nếu bạn đã cảm thấy hơi nhàm chán với giao diện người dùng Android thì tại sao không để các ứng dụng như Complete Linux Installer mang lại cho mình một luồng gió mới với khả năng chạy giao diện của các hệ điều hành mã nguồn mở khác như Ubuntu hay Debian. Thậm chí nếu bạn kết nối với chuột và bàn phím như đã giới thiệu bên trên nữa thì đây hẳn sẽ là một trải nghiệm thoải mái và năng suất hơn nếu bạn đang làm việc trên di động. |
Sưu tầm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét