Ảo giác cao độ, từ ngữ "ma", ảo giác biến lời nói thành bài hát... là những cách độc đáo mà thính giác sử dụng để "hack" não bộ.
Não bộ
của con người có thể mang những năng lực rất kì diệu nhưng cũng có thể
dễ dàng bị đánh lừa. Ngày nay các nhà khoa học đã khám phá ra rất nhiều
loại ảo ảnh thính giác mà dựa vào đó bộ óc cho người cho rằng nó đang nghe thấy thứ gì đó mà thực sự thứ đó không hề tồn tại.
Không
những vậy, nhờ có sự "dễ đánh lừa" này con người chúng ta có thể sáng
tạo và cảm thụ âm nhạc - một thứ không thể thiếu trong đời sống tinh
thần của thế giới loài người.
1. Ảo giác cao độ (Scale illusion)
Ảo
giác cao độ là một hiện tượng ảo ảnh thính giác được khám phá ra bởi
Diana Deutsch vào năm 1973. Thí nghiệm của Deutsch được thực hiện như
sau:
Đầu
tiên, bạn cần đảm bảo chắc chắn, bạn đang nghe tai nghe, âm thanh không
thoát ra loa ngoài và âm lượng của tai nghe bên trái và bên phải như
nhau. Giờ thì bạn hãy nghe đoạn nhạc sau.
Sau
khi nghe xong đoạn nhạc, bạn xác định xem tai bên nào nghe những nốt
cao. Tiếp tục đổi vị trí tai phone và bật đoạn nhạc đó lại lần nữa. Lần
này bạn tiếp tục xác định xem tai nào nghe âm cao.
Ảo
ảnh thang đo sẽ khiến cho tai chúng ta nghe thấy những giai điệu như ở
khuông nhạc (c). Giai điệu này là sự kết hợp giữa tông cao nghe được ở
tai này với tông thấp nghe được ở tai kia. Khi tai nghe bị đảo ngược,
tai nào đã được nghe âm cao sẽ tiếp tục nghe những âm cao đó, tương tự
với bên tai đã được nghe âm thấp.
Điều
này đồng nghĩa, những người thuận tay phải thường nghe thấy những nốt
cao bên tay phải và nốt thấp bên tai trái nhưng những người thuận tay
trái thì có nhiều phản ứng khác nhau.
Đối với
những người thường nghe thấy tông cao bên tai phải, kể cả khi tông cao
đó được phát ra từ bên trái, ảo giác này vẫn khiến cho họ tự nhận thức
rằng nó xuất hiện ở bên phải.
Tại
sao lại có hiện tượng này xảy ra? Trong cuộc sống hàng ngày, âm thanh
có âm vực giống nhau thường phát ra từ những nguồn giống nhau và âm vực
khác nhau bắt nguồn từ những thứ khác nhau.
Giai
điệu trên được hình thành từ một nguồn nhưng phát ra cả âm cao lẫn âm
thấp. Vì vậy não bộ của chúng ta sẽ tự sắp xếp lại các âm theo ấn định
của nó mặc dù điều đó không hề đúng với thực tế đang diễn ra. Đây là sự
suy luận một cách vô thức mà nhờ đó âm nhạc của loài người được tạo ra.
2. Từ ngữ ma - "Phantom words"
Hầu
hết mọi người thường nhìn một vật và liên tưởng ngay với những gì gần
gũi với mình. Đây cũng là hiện tượng xảy ra khi chúng ta nghe những từ
ngữ ma “phantom words”.
Khi nghe một bản radio,
những từ và cụm từ chúng ta “bắt” được không chỉ bị ảnh hưởng bởi thứ
âm thanh chạm đến tai mà còn bởi vốn kiến thức, niềm tin và sự kì vọng ở
mỗi người.
Để
có được hiệu quả tốt nhất, các bạn hãy chọn một khoảng thời gian mình
không bị làm phiền, ngồi trước hai chiếc loa, một ở bên trái và một ở
bên phải có âm lượng như nhau.
Trong chuỗi
“phantom words”, mỗi đoạn ghi âm đều có chứa hai từ, hoặc một từ có hai
âm tiết được lặp đi lặp lại. Các chuỗi giống nhau được phát qua cả hai
loa, nhưng khi âm đầu tiên được phát ra từ loa bên trái thì âm thứ hai
sẽ được phát ra từ loa phải và ngược lại.
Bởi
âm thanh được trộn lẫn từ cả hai bên loa trước khi chạm đến tai chúng ta
nên mỗi người thường sẽ kết hợp trong đầu những âm thanh khác nhau.
Thông
thường ban đầu bạn sẽ nghe thấy một mớ những âm thanh lộn xộn vô nghĩa
nhưng sau một lúc các từ ngữ sẽ đột nhiên xuất hiện. Hãy viết ra những
từ ngữ mà bạn nghe được từ bên loa trái, loa phải hoặc cả hai.
Nếu
tiếng anh là ngôn ngữ thứ hai của bạn, bạn có thể sẽ nghe thấy những từ
thuộc tiếng mẹ đẻ của mình. Trong bài giảng của mình tại trường đại
học, Diana Deutsch đã bật cho sinh viên trong lớp nghe một chuỗi
“phantom words”.
Các
sinh viên này đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau và mặc dù Diana đã
khẳng định chắc chắn, trong đoạn ghi âm không hề có ngôn ngữ nước ngoài
nhưng bà vẫn nhận được khá nhiều báo cáo về việc họ nghe thấy tiếng Hàn
Quốc, Nhật Bản, Việt Nam hay Tây Ban Nha, Ý, Pháp, Đức và Nga.
Qua
đây, tác giả nghiên cứu cho biết, con người thường nghe thấy những từ
ngữ phản ánh những gì tồn tại trong trí óc của họ. Những người đang thực
hiện chế độ ăn kiêng có thể bị ám ảnh bởi những từ như “tôi đói”, “béo
quá”, hay là “thịt”…
Còn
các sinh viên đang bị stress khi gần đến kì thi có thể “bắt” được những
từ như “tôi mệt”, “không có thời gian”... Và đặc biệt các sinh viên nữ
thường hay viết ra từ “love” còn sinh viên nam thì có xu hướng nghe thấy
các từ về tình dục.
3. Ảo giác biến lời nói thành tiếng hát (Speech to Song Illusion)
Loại
ảo giác này được Deutsch phát hiện ra vào năm 1995 khi bà đang chỉnh
sửa lại âm thanh trong CD của mình. Bà bật đi bật lại một cụm từ trong
nhiều lần và sau đó nó giống như là tiếng hát hơn là một câu nói.
Bây
giờ bạn hãy nghe đoạn âm thanh sau. Ban đầu nó có thể chỉ là một câu
nói bình thường nhưng khi bạn nghe đi nghe lại, nó đột nhiên giống như
một bài hát.
Trong
thí nghiệm đầu tiên của mình, Diana chia đối tượng thành 3 nhóm và tiến
hành trong những điều kiện khác nhau. Các đối tượng sẽ được nghe toàn
bộ câu và một cụm từ trong đó được lặp lại 10 lần.
Giữa
mỗi lần nhắc lại họ sẽ chấm theo một thang điểm liệu những gì họ nghe
được hoàn toàn là lời nói - giống lời nói - vừa giống lời nói vừa giống
câu hát - giống câu hát - hay hoàn toàn là một câu hát.
Với
nhóm người nghe câu nói lặp lại giống như bản gốc, nhận thức của họ đều
chuyển dần từ việc đang nghe lời nói thành câu hát. Tuy nhiên với những
đối tượng được nghe câu nói có chỉnh sửa chút ít về cao độ thì kết quả
đưa ra nghiêng về phần câu nói và có xu hướng hơi giống giọng hát. Còn
nhóm cuối cùng được yêu cầu nghe câu nói bị đảo lộn từ đưa ra kết luận -
những điều họ nghe thấy là câu hát.
Do đó,
các chuyên gia kết luận, để có được ảo giác chuyển đổi này, cụm từ cần
được nhắc đi nhắc lại một cách chính xác, không được chỉnh sửa âm vực
cũng như không được đảo lộn thứ tự các từ với nhau.
Nói
tóm lại, loại ảo giác này đã và đang được các nhà triết học, nhạc sĩ
tranh luận trong nhiều thế kỷ nhưng phải có một mối liên kết mạnh mẽ nào
đó tồn tại giữa lời nói, âm nhạc.
Chúng ta
chỉ mới đang bắt đầu xác định chu trình thần kinh nào chịu trách nhiệm
về thứ nhận thức này. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây chỉ ra, cụm từ
được nghe dưới hình thức câu nói hay câu hát đều không có bất kì yếu tố
vật lý nào đặc trưng phân biệt điều đó.
Chỉ
là cho dù chúng có chung đầu vào nhưng quá trình xử lý của các mạch
thần kinh khác nhau sẽ cho ra những sản phẩm khác nhau. Ảo giác này là
một ví dụ nổi bật của sự tái cấu trúc nhận thức rất nhanh chóng ở con
người và là một hình thái đặc biệt cho thấy sự biến đổi linh hoạt trong
ngắn hạn của hệ thống thần kinh thính giác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét