Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

Một ngày xây 10 căn nhà


Một công ty ở Trung Quốc đã chứng minh khả năng của máy in 3D khổng lồ trong việc xây dựng.

Một ngày xây 10 căn nhà
Ảnh: Gizmag
Với dòng máy in này, họ đã xây dựng xong 10 căn nhà như trong ảnh trong vòng chưa tới 24 giờ. Nhà được xây dựng chủ yếu bằng vật liệu tái chế, tổng giá trị dưới 5.000 USD/căn và tương lai gần có thể xây dựng đại trà để giảm bớt khủng hoảng nhà ở tại các quốc gia đang phát triển.
Các thành phố lớn của Trung Quốc đang trong cơn sốt xây dựng các tòa cao ốc chọc trời. Tất nhiên số người có nhiều tiền để sở hữu căn hộ hoặc nhà trong nội thành là không nhiều, vì vậy ra ngoại ô làm nhà ở là điều được rất nhiều người quan tâm. Công ty Winsun đã nhập cuộc để phục vụ nhu cầu nhà giá rẻ, xây dựng và bàn giao nhanh dưới sự hỗ trợ đắc lực của kỹ thuật in ấn 3D và vật liệu tái chế.
Máy in 3D của Winsun tạo ra những khối nhà bằng cách xếp lên một hỗn hợp xi măng/kính trong một mô hình cấu trúc. Mô hình được in theo đường chéo, củng cố lại rất nhiều khe hở không khí làm vật liệu cách nhiệt. Các khối được in tại nhà máy trung tâm rồi nhanh chóng được chở đến để lắp ghép tại chỗ.
Tạp chí Gizmag dẫn nguồn tin từ Winsun và Wall Street Journal cho biết mỗi căn nhà in 3D này có kích cỡ: cao 6,6 m,  rộng 10 m và dài 32 m. Những căn nhà nhỏ này cần rất ít lao động để lắp ráp.

Hàng nghìn phương tiện "chết đứng" 6 giờ đồng hồ trên QL 1A

 VOV.VN - Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do một xe tải bị lật úp khi đi qua địa bàn phường Mai Hùng, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An).

Sau khi chiếc xe tải gặp nạn, giao thông trên quốc 1 A đoạn qua địa bàn phường Mai Hùng, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) trở nên hỗn loạn và tê liệt. Hàng nghìn phương tiện đã bị chôn chân trên quốc lộ gần 6 giờ đồng hồ liên tục.
Theo đó vào khoảng 1h30' sáng ngày 30/4 một chiếc xe tải (chưa rõ danh tính tài xế và biển số xe) khi lưu thông qua địa bàn phường Mai Hùng, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) đã mất lái và lật úp. Một phần chiếc xe gặp nạn nằm chắn ngang đường khiến giao thông qua địa điểm trên trở nên hỗn loạn. Do lượng phương tiện tham gia giao thông quá đông vào ngày nghỉ lễ đã khiến cho quốc lộ 1 A đoạn qua địa bàn thị xã Hoàng Mai trở nên tê liệt. Hàng nghìn phương tiện “chết đúng” tại chỗ không thể di chuyển được.
Các xe xếp hàng dài trên quốc lộ 1A do tắc đường.
Ngay sau khi nhận được thông tin Cảnh sát giao thông công an thị xã Hoàng Mai đã điều động hàng chục chiến sĩ tham gia điều tiết giao thông giải tỏa tình trạng ách tắc. Tuy nhiên do ý thức của nhiều tài xế và tuyến quốc lộ 1 A qua địa bàn đang nâng cấp và mở rộng nên đến khoảng 8h30' sáng cùng ngày tình trạng ách tắc vẫn rất nghiêm trọng.
Anh Nguyễn Hoàng Hải một tài xế xe khách chạy tuyến Nam Định - TP Đà Nặng cho biết: “Xe bị tắc ở đây từ gần 2h sáng không di chuyển được. Hành khách trên xe phản ánh kêu ca rất nhiều, tình trạng này không biết đến khi nào mới dịch chuyển nổi”.
Tới khoảng 9h sáng 30/4, hàng nghìn phương tiện vẫn nối đuôi nhau chôn chân trên quốc lộ 1A kéo dài hàng chục km từ địa bàn phường Mai Hùng đến huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Các phương tiện đang dịch chuyển từng mét qua đoạn đường ách tắc./.

Một số hình ảnh tắc đường tại quốc lộ 1A:



CTV Đăng Quang/VOV online

Kinh hoàng uống nhầm a xít vì tưởng là... nước lọc


Ảnh minh họa.  
Ảnh minh họa.
TPO - Đi làm rẫy về khát nước, chị Lê thấy chai nước lọc ở dưới bếp ga liền mở nắp để uống. Nuốt được ngụm đầu tiên, chị cảm thấy rát bỏng cả cổ họng nên vội buông chai...
Vào lúc 17h ngày 29/4 chị Đoàn Thị Lê (SN 1972) trú tại thôn Hiệp Bình, xã Quảng Hiệp (huyện Cư M’gar, tỉnh Đăk Lăk) đi làm rẫy về. Trời nắng nóng khiến chị khát nước. Thấy chai nước lọc ở dưới bếp ga, chị mở nắp để uống. Khi nuốt được ngụm đầu tiên, chị Lê cảm thấy rát bỏng cả cổ họng nên vội buông chai. 
Khi phát hiện sự việc, chồng chị Lê mới giật mình nhớ lại lúc chiều, anh có mua a xít về để đổ vào bình ắc quy. Còn dư một ít, anh đổ vào chai để dành. Gia đình nhanh chóng đưa chị đi bệnh viện cấp cứu.

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Trả tiệm vàng 14 nghìn USD, Công an Bình Thạnh nhận thiếu sót


Theo nguồn tin riêng của Dân Việt, Công an quận Bình Thạnh (TP.HCM) đã có buổi làm việc với bà chủ tiệm vàng Hoàng Mai vào chiều nay (29.4).

Tiệm vàng Hoàng Mai.
Tiệm vàng Hoàng Mai.

Liên lạc với bà Nguyễn Thị Thanh Mai - chủ tiệm vàng Hoàng Mai - phóng viên Dân Việt ghi nhận đã có những động thái tích cực từ phía Công an quận Bình Thạnh.

Theo bà Thanh Mai, Công an quận Bình Thạnh đã gửi giấy mời tới bà với nội dung hẹn làm việc để giải quyết sự việc liên quan đến việc khám xét tiệm vàng Hoàng Mai tại 384 Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thạnh, TP.HCM hôm 24.4.

Theo chủ tiệm vàng Hoàng Mai, đúng giờ hẹn chiều nay, bà Thanh Mai cùng luật sư được ủy quyền đã đến làm việc với Công an quận Bình Thạnh. Tại cuộc làm việc, Công an quận Bình Thạnh đã thừa nhận thiếu sót trong vụ khám xét và niêm phong 559 lượng vàng, hơn 14 nghìn USD và một số thiết bị giám sát an ninh của tiệm vàng Hoàng Mai. Công an quận Bình Thạnh đã yêu cầu bà Thanh Mai ký vào cam kết không khiếu nại. Luật sư của bà Thanh Mai đã ký vào bản cam kết không khiếu nại và Công an quận Bình Thạnh đã trả lại toàn bộ các thiết bị giám sát an ninh của tiệm vàng Hoàng Mai, 14.164 USD. Công an quận Bình Thạnh chỉ giữ lại 100 USD là tang vật vụ bắt quả tang mà công an cho là giao dịch ngoại tệ vi phạm.

Trong một diễn biến khác, theo nguồn tin riêng của Dân Việt, lãnh đạo Công an TP.HCM đã có cuộc gặp riêng với một số nhà báo đã đưa tin về vụ khám xét tại tiệm vàng Hoàng Mai. Công an TP.HCM đã thừa nhận Công an quận Bình Thạnh có thiếu sót trong việc đề xuất UBND quận Bình Thạnh ký khám xét tiệm vàng Hoàng Mai. Cũng theo nguồn tin dẫn ý kiến của Công an TP.HCM, việc ra quyết định khám xét có thiếu sót của UBND quận Bình Thạnh.

 

'Made in USA' nay rẻ hơn 'Made in China'


Ngành sản xuất toàn cầu đã ghi nhận sự thay đổi khó tin trong những năm qua. Chi phí sản xuất hàng hóa ở Brazil nay đã đắt hơn 25% so với Mỹ, theo báo cáo mới nhất của The Boston Consulting Group (BCG). 

  Một nhân viên của hãng túi xách Rebecca Minkoff đang làm việc tại nhà máy Baikal ở New York, Mỹ - Ảnh: Business Week Một nhân viên của hãng túi xách Rebecca Minkoff đang làm việc tại nhà máy Baikal ở New York, Mỹ - Ảnh: Business Week


Quốc gia có chi phí sản xuất thấp nhất thế giới không còn là Trung Quốc mà là Indonesia. Tiếp đến là Ấn Độ, Mexico, Thái Lan, Trung Quốc đại lục, Đài Loan và Mỹ xếp ở vị trí thứ 7. Lực lượng lao động Mỹ có năng suất cao nhất thế giới.
"Khoảng cách dần thu hẹp và khi cộng thêm chi phí vận chuyển thì việc sản xuất tại Mỹ xem ra có lợi hơn tại Trung Quốc", theo nhận định của chuyên gia Hal Sirkin - đối tác cấp cao tại BCG và là đồng tác giả của nghiên cứu. Ông nói rằng ít nhất 300 công ty đã dời cơ sở sản xuất nước ngoài về lại Mỹ.
Nếu cách nay 10 năm, lực lượng lao động Mỹ không thể cạnh tranh với ngành sản xuất ở Trung Quốc hay Brazil thì nay mọi chuyện đã khác. Khi tính đến các yếu tố kinh tế chủ chốt, như tổng chi phí lao động, chi phí năng lượng, tăng trưởng năng suất và tỉ giá hối đoái, thì Brazil đang là một trong những nước có giá sản xuất cao nhất thế giới.
Trong khi đó, phí sản xuất tại Mexico rẻ hơn ở Trung Quốc - nước hiện có chi phí gần bằng Mỹ, và nước có chi phí sản xuất rẻ nhất Tây Âu lại là quốc gia từng khởi động cuộc Cách mạng công nghiệp - Vương quốc Anh.
Khi chi phí lao động tại Trung Quốc tăng lên thì năng suất của Mỹ lại cải thiện, đồng thời chi phí năng lượng Mỹ giảm xuống đã giúp thu hẹp khoảng cách giá sản xuất giữa Mỹ - Trung gần như bằng 0.
Business Week cho biết mỗi USD chi phí sản xuất tại Mỹ tương đương với 96 xu sản xuất ở Trung Quốc, chưa kể đến chi phí vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Mỹ và các yếu tố khác. Đối với nhiều công ty, khó mà xác định sự chênh lệch khi yếu tố chất lượng sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ hay chuỗi cung ứng tầm xa cũng được cộng dồn vào hoạt động sản xuất.
Hãng tư vấn Boston Consulting Group tiến hành nghiên cứu trên 25 nền kinh tế xuất khẩu hàng đầu cho thấy Úc, Thụy Sĩ, Pháp, Ý, Bỉ và Đức là những nước có chi phí sản xuất cao nhất, cao hơn 20-30% so với tại Mỹ.
Một vài nước có giá sản xuất tương đối cao trong 10 năm qua, hầu hết là các nước Tây Âu, nay giá còn cao hơn nữa so với Mỹ. Từ năm 2004-2014, chi phí sản xuất tại Bỉ và Thụy Điển tăng 7 điểm % so với Mỹ, trong khi con số này của Pháp và Ý tăng 10 điểm %.
Ngược lại, chi phí trong những "thiên đường" sản xuất, như Brazil, Trung Quốc, Cộng hòa Czech, Ba Lan và Nga, đã tăng đáng kể từ năm 2004 vì những yếu tố kết hợp, như lương tăng mạnh, tăng trưởng năng suất chậm chạp, biến động tiền tệ bất lợi và chi phí năng lượng tăng cao.
Một số công ty nước ngoài như Volkswagen và Siemens còn mở nhà máy ở Mỹ, thậm chí Siemens vẫn đang xuất khẩu một số sản phẩm sản xuất tại Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ tăng lên đáng kể, tuy vậy vẫn có nhiều công ty tiếp tục đầu tư sản xuất dựa trên những điều kiện cách đây hơn một thập kỷ. Họ vẫn xem Bắc Mỹ là vùng đất đắt đỏ, trong khi Mỹ Latin, Đông Âu, châu Á hay Trung Quốc có giá rẻ hơn.
Các dữ liệu mới nhất cho thấy thị trường ẩn chứa cơ hội sản xuất hiện nay rất cạnh tranh, với các nước có chi phí sản xuất cao - thấp rải rác ở mọi nơi trên thế giới.
Khi các doanh nghiệp xây dựng nhà máy sản xuất mới, họ thường lên kế hoạch trên 25 năm. Business Week cho rằng các công ty này cần cẩn thận tính toán đến sự thay đổi trong cấu trúc chi phí tương đối và tính tiếp diễn của xu hướng này trong tương lai.


Bill Gates đầu tư vào “thịt gà” làm từ… đậu nành


Tỷ phú giàu nhất thế giới tin rằng các vấn đề như nạn đói, bệnh tật, thay đổi khí hậu… đều có thể giảm thiểu nhờ loại thực phẩm “thịt mà không phải thịt”.


Bill Gates đầu tư vào “thịt gà” làm từ… đậu nành
Bill Gates cùng hai nhà sáng lập Twitter Biz Stone và Evan Williams nằm trong số các nhà đầu tư đứng sau Beyond Meat, công ty đang theo đuổi tham vọng thay thế thịt trong bữa ăn hàng ngày bằng sản phẩm làm từ protein đậu đã được biến đổi.

Beyond Meat khẳng định loại thực phẩm “bản sao thịt” (meat replica) của mình có mùi vị không thể phân biệt so với thịt gà hay thịt bò trong các bài kiểm tra. Chúng chứa đầy đủ chất dinh dưỡng như thịt thật và còn tốt cho sức khỏe hơn. Không chỉ có vậy, sản phẩm này còn giúp làm giảm thay đổi khí hậu, tác động tích cực đến quyền lợi của các loài động vật. Hãng đặt mục tiêu giảm 1/4 lượng tiêu thụ thịt toàn cầu vào năm 2020.

Bill Gates đầu tư vào “thịt gà” làm từ… đậu nành (1)
Bao bì một gói thịt gà làm từ hạt đậu nành và đậu Hà Lan

Phát biểu trên chương trình Today, nhà sáng lập Beyond Meat Ethan Brown cho biết “meat replica” là sự lắp ghép của acid amino, chất béo, nước, không khác những gì thịt động vật. Nó rất sạch, không có tinh bột, ít béo; tất cả đều là protein nên có thể chiết xuất từ hạt đậu. Nó còn thuận tiện vì đã được nấu chín trước đó, vì vậy, người dùng chỉ cần đun nóng trên chảo cùng ít dầu là ăn được ngay.

Ngoài Beyond Meat, Bill Gates còn có cổ phần trong công ty khác cùng nhà sáng lập Yahoo! Jerry Yang, cũng phát triển thực phẩm thay thế trứng gà. Hampton Creek Foods hi vọng tạo ra loại sốt mayonnaise không làm từ trứng gà song vẫn có đầy đủ chất dinh dưỡng như công thức truyền thống (có trứng gà).

Gates thành lập quỹ Bill & Melinda Gates Foundation để gây quỹ cho các dự án dân số, y tế, giáo dục khắp thế giới. Đầu năm 2014, quỹ quyên góp 100.000 USD cho các nhà khoa học nghiên cứu loại bao cao su mới mỏng hơn, dai hơn nhờ công nghệ hạt nano.

Các nhà nghiên cứu cho biết bao cao su đã được dùng từ 400 năm trước, là phương pháp hữu hữu để ngăn chặn các bệnh lây qua đường tình dục hay tránh thai. Tuy nhiên, chúng thường bị phàn nàn là làm giảm sự hưng phấn khi “quan hệ”. Công nghệ hạt nano có thể là giải pháp cho vấn đề này.

Quỹ Bill & Melinda hi vọng công nghệ bao cao su tốt hơn có thể hạn chế lây lan HIV tại các nước đang phát triển. Hơn 33 triệu người đang phải sống chung với căn bệnh này và đã có hơn 30 triệu người chết vì nó kể từ khi ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện những năm 1980.

Hà Anh chụp ảnh bán nude khiêu gợi khó cưỡng


Hà Anh chụp ảnh bán nude khiêu gợi khó cưỡng Hà Anh khoe hình thể nóng bỏng trong bộ ảnh mừng ngày lễ tình nhân
Hà Anh chụp ảnh bán nude khiêu gợi khó cưỡng
Hà Anh chụp ảnh bán nude khiêu gợi khó cưỡng Bộ ảnh được thực hiện ngay tại căn hộ cao cấp của Hà Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hà Anh chụp ảnh bán nude khiêu gợi khó cưỡng
Hà Anh chụp ảnh bán nude khiêu gợi khó cưỡng Hà Anh khoe dáng đồng hồ cát "nóng bỏng" trong tran phục nội y đỏ rực
Hà Anh chụp ảnh bán nude khiêu gợi khó cưỡng
Hà Anh chụp ảnh bán nude khiêu gợi khó cưỡng Hà Anh xây dựng thành công biểu tượng của một siêu mẫu với phong cách sexy và vô cùng cá tính
Hà Anh chụp ảnh bán nude khiêu gợi khó cưỡng
Hà Anh chụp ảnh bán nude khiêu gợi khó cưỡng Là người mẫu thực hiện rất nhiều bộ ảnh nội y, nikini nhưng mỗi lần xuất hiện Hà Anh luôn mang đến dấu ấn mới
Hà Anh chụp ảnh bán nude khiêu gợi khó cưỡng
Hà Anh chụp ảnh bán nude khiêu gợi khó cưỡng Bộ ảnh đầy gợi cảm của Hà Anh được thực hiện để mừng ngày lễ tình nhân, một trong những cách thể hiện cái đẹp và lời chúc tình yêu mà nhiều ngôi sao thế giới vẫn làm trong dịp này
Hà Anh chụp ảnh bán nude khiêu gợi khó cưỡng
Hà Anh chụp ảnh bán nude khiêu gợi khó cưỡng Nhờ sở hữu hình thể hoàn hảo, Hà Anh luôn biết cách "thâu tóm" ánh nhìn trong những bộ ảnh thời trang
Hà Anh chụp ảnh bán nude khiêu gợi khó cưỡng

Mặt mộc gây bất ngờ của diva Hồng Nhung

- Khác hẳn với vẻ tươi trẻ bình thường, Hồng Nhung xuất hiện với gương mặt nhợt nhạt và thiếu sức sống.

Hồng Nhung là khách mời đặc biệt của Vietnam Idol, cô đã có phần trình diễn ấn tượng trong đêm thi.
Vậy nhưng, những hình ảnh của cô trong buổi tập luyện mới thực sự khiến khán giả chú ý.
Nữ diva không ngần ngại để mặt mộc khi tập luyện.
Có thể nói, Hồng Nhung thực sự gây bất ngờ khi để mặt mộc.
Khác hẳn với vẻ tươi trẻ bình thường, Hồng Nhung xuất hiện với gương mặt nhợt nhạt và thiếu sức sống.
Vậy nhưng, cũng đừng quá bất ngờ khi nhan sắc của các sao nữ khi trang điểm và mặt mộc luôn một trời một vực.
Cận cảnh gương mặt Hồng Nhung lúc bắt đầu trang điểm.
Gương mặt của cô bắt đầu có sự thay đổi nhiều khi make up.
Đôi khi, Hồng Nhung cũng để mặt mộc kém sắc khi xuất hiện trước công chúng.
Gương mặt của cô khi đã được trang điểm cẩn thận.

 

Chồng phẫn uất, truy sát người tình của vợ

Ra đầu thú ít giờ sau khi gây án, Đỗ Tấn Hậu (32 tuổi, trú xã Bình Minh, TP Tây Ninh) khai kết hôn với chị Chi vào năm 2006.

Thời gian đầu, 2 người sống rất hạnh phúc. Hậu chịu khó làm thuê kiếm tiền, Chi ở nhà chăm sóc 2 con nhỏ.

Năm 2011, Chi bảo muốn chia sẻ gánh nặng kinh tế gia đình, Hậu nhờ người quen xin cho vợ vào làm công nhân tách vỏ hạt điều ở công ty gần nhà.

Sau vài tháng đi làm, Chi thường về trễ, sớm nhất cũng phải 22h, có khi đến 2 - 3h hôm sau. Hậu dò hỏi và phát hiện vợ cặp bồ với người đàn ông tên Thành.

Hậu nhiều lần gặp Thành, yêu cầu chấm dứt quan hệ và khuyên nhủ Chi từ bỏ cuộc tình vụng trộm, trở về với gia đình.
Đỗ Tấn Hậu
Thậm chí, Hậu còn bán 2 sào ruộng, lấy tiền để vợ mở tiệm buôn bán đồ khô nhưng Chi không nghe, dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng gay gắt.

Cuối năm 2012, Hậu mang sổ đỏ căn nhà vào ngân hàng thế chấp, lấy tiền mua tặng Chi xe máy, tủ lạnh, tivi, bông tai, nhẫn vàng, giường nệm mới cùng quần áo, giày dép…

Chi nhận quà rồi bỏ đi với lời tuyên bố: 'Tình nghĩa 2 ta chấm dứt, từ nay đường ai nấy đi, không được làm phiền. Hãy chấp nhận sống ly thân và chờ đợi câu trả lời của tôi…'.

Chi đơn phương gửi đơn ly hôn lên tòa án huyện rồi dắt con gái nhỏ đến sống trong căn nhà cuối ấp Giồng Cà (xã Bình Minh, TP Tây Ninh) với anh Thành.

Hậu năn nỉ Chi về sống chung nhưng bị từ chối.

Thời gian đầu, 2 người sống rất hạnh phúc. Hậu chịu khó làm thuê kiếm tiền, Chi ở nhà chăm sóc 2 con nhỏ.

Năm 2011, Chi bảo muốn chia sẻ gánh nặng kinh tế gia đình, Hậu nhờ người quen xin cho vợ vào làm công nhân tách vỏ hạt điều ở công ty gần nhà.

Sau vài tháng đi làm, Chi thường về trễ, sớm nhất cũng phải 22h, có khi đến 2 - 3h hôm sau. Hậu dò hỏi và phát hiện vợ cặp bồ với người đàn ông tên Thành.

Tối 4/3/2014, biết Thành và Chi đang ở trong nhà hoang, Hậu gọi điện cho mẹ vợ đến chứng kiến nhưng bà ấy không chịu. 'Tới nhà, nhìn qua cửa sổ, 2 đứa chúng nó trên giường... thì máu trong người cứ sôi lên sùng sục', Hậu nói. Khi Thành đang định tháo chạy, Hậu vung dao chém gục. Chi quỳ xuống van xin, đối tượng chém vài nhát rồi bỏ về nhà. 'Giờ đây, em thấy ân hận nhưng khi hiểu được việc nếu người ta không còn yêu thương mình nữa, hãy trả tự do cho họ thì đã quá muộn...', Hậu nói. Ông Đỗ Văn Gộp (bố Hậu) cho biết trước ngày xảy ra sự việc, Hậu chụp ảnh chân dung (giống tấm ảnh thờ) đặt ngay ngắn trên nóc tủ rồi ra sau nhà tự đào huyệt mộ cho mình. Không chỉ gia đình ra sức can ngăn, chính quyền xã cũng đến động viên để Hậu vượt qua cơn sốc tâm lý. 'Nào ngờ, đó lại là những hành động mà nó chuẩn bị để thực hiện những hành động dại dột', ông than. Khi lực lượng công an đến nhà vây bắt, Hậu khóa trái cửa nằm lì bên trong. Tuy nhiên, sau khi nghe công an viên gọi điện thoại giải thích về sự khoan hồng của pháp luật dành cho những người tự giác nhận tội, Hậu 'ngoan ngoãn' ra đầu thú, khai toàn bộ sự việc.
Theo cand.com.vn

Câu cá ngay trên nắp cống giữa đường phố Sài Gòn


Người dân ngồi câu cá ngay trên nắp hộp cống, giữa con đường rất đông xe qua lại. Mỗi ngày họ có thể thu hoạch được tới 3 kg "chiến lợi phẩm".
Anh Nguyễn Văn Bảy ngồi câu cá ở nắp cống hộp ngay đoạn giao nhau giữa Ngô Văn Sở và Nguyễn Tất Thành bất chấp sự nguy hiểm
Anh Nguyễn Văn Bảy ngồi câu cá ở nắp cống hộp ngay đoạn giao nhau giữa Ngô Văn Sở và Nguyễn Tất Thành, bất chấp sự nguy hiểm
Thời gian gần đây, nhiều người dân tập trung câu cá ngay trên nắp cống hộp trên đoạn đường Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4. Mỗi khi nước sông Sài Gòn dâng lên, những người này đem cần ra ngồi ngay trên nắp cống, bất chấp đây là đoạn đường mật độ xe cộ lưu thông dày đặc. Việc ngồi câu cá giữa đường không chỉ cản trở giao thông nơi đây mà còn gây nguy hiểm tính mạng cho cả người đi đường và những người ngồi câu cá.
Đại diện UBND phường 13 cho biết, phường chưa nghe báo cáo về hiện tượng này, có thể người dân câu cá để giải trí. Tuy nhiên theo thông tin báo cung cấp, thời gian tới phường sẽ xuống kiểm tra nhắc nhở để người dân chấm dứt việc làm nguy hiểm trên.
Mồi câu cá chủ yếu là những con tép nhỏ, mỗi ngày người thanh niên có thể câu được 2 đến 3kg cá
Mồi câu cá chủ yếu là những con tép nhỏ, mỗi ngày người thanh niên có thể câu được 2 đến 3 kg cá
Theo Pháp luật TP. HCM

eTaxi giành giải nhất 4.000 USD cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai 2014


ICTNews - Vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp cùng Kawai 2014 đã diễn ra tối ngày 27/4/2014 tại Hà Nội. Đây là năm thứ 9 liên tiếp cuộc thi được tổ chức dưới tài trợ của Quỹ học bổng Kawai (Nhật Bản).

Cuộc thi là một trong những sự kiện thiết thực góp phần khuyến khích và tạo động lực khởi nghiệp cho các bạn sinh viên. Tiêu chí để đánh giá các dự án ngoài tính thiết thực của ý tưởng còn được dựa trên tinh thần làm việc và các thành viên trong team.
Giải nhất năm nay thuộc về dự án eTaxi, dự án có mô hình khá tương tự với GrabTaxi, 1 công ty khởi nghiệp của Malaysia. GrabTaxi cũng vừa nhận 8 triệu USD đầu tư hạt giống hồi đầu tháng 4, và đã mở văn phòng tại Việt Nam. Vì vậy, cũng không ngạc nhiên khi dự án eTaxi ngoài giải nhất còn được trao giải “Dự án kinh doanh tiềm năng nhất”. Tuy nhiên theo đánh giá từ ban giam khảo, việc hiện thực hóa ý tưởng đối với các thí sinh tham dự tại thời điểm hiện tại gần như là “nhiệm vụ bất khả thi” khi các bạn vẫn còn gặp nhiều hạn chế do thiếu kỹ năng và kinh nghiệm thực tế. Dù vậy, đây vẫn là một trải nghiệm thiết thực cho các bạn, đồng thời ươm mầm tinh thần khởi nghiệp. “Sau cuộc thi, bọn em sẽ tích cực tham gia networking để hiểu thêm về ngành và thu thập thêm kiến thức để có thể tiếp tục theo đuổi dự án của mình.” – Lê Phương, một thí sinh tham dự đêm chung kết chia sẻ.
Trong số 5 dự án vào chung kết, có đến 3 dự án về công nghệ, tuy nhiên không có đội nào có thành viên trong team là đại diện về kỹ thuật.
Dưới đây là các dự án công nghệ nổi bật tại chung kết Khởi nghiệp Kawai:
1. eTaxi

Ứng dụng eTAXI tận dụng khả năng định vị của một số thiết bị GPS cùng với dữ liệu từ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ taxi, cung cấp cho người dùng công cụ đặt xe taxi hiệu quả, với các tính năng bổ trợ như: đi chung, best location, cộng đồng, tích điểm – đổi quà cũng kỳ vọng mang lại sự trải nghiệm trọn vẹn và mới mẻ đối với người dùng. Ứng dụng được cung cấp trên các nền tảng iOS, Android và Windows phone.
2. UMBALA KID
UMBALA KID là ứng dụng làm phim hoạt hình cho trẻ em. Với 12 nhân vật chính tượng trưng cho 12 cung hoàng đạo. Sử dụng ứng dụng khá đơn giản với một vài thao tác kéo thả vào khung dựng sẵn, thông qua các mẫu video sẵn có. Người sử dụng cũng có thể lồng hội thoại cho nhân vật theo ô hội thoại tương tự như truyện tranh. Mục tiêu của nhóm dự án là xây dựng một môi trường giải trí trực tuyến tương tác lành mạnh, chú trọng đến giá trị xã hội và hướng tới lợi ích của thế hệ trẻ Việt Nam và khẳng định quan điểm sáng tạo là những điều không hề khó khăn chút nào, mọi đứa trẻ đều có thể làm được.
3. Caremili

Caremili cung cấp dịch vụ tư vấn đơn thuốc thông qua ứng dụng di động Caremili và website. Trong đó, ứng dụng di động Caremili là kênh giao tiếp chính với người dùng. Người dùng có thể chụp lại đơn thuốc gửi cho Caremili qua 2 kênh này. Trong thời gian nhanh nhất, các dược sỹ tư vấn sẽ gửi lại một tin nhắn bao gồm thông tin về công dụng thuốc, tác dụng phụ (nếu có), cách sử dụng thuốc và giá cả.

Đức Nguyễn

Cửa hàng "ngoại" mọc như nấm


Trên địa bàn TP.HCM hiện có 475 cửa hàng tiện lợi thì trong đó có đến 350 cửa hàng nằm trong tay doanh nghiệp nước ngoài. Chưa bao giờ cuộc đua trên thị trường bán lẻ lại khốc liệt như hiện nay. Và trong cuộc đua này, doanh nghiệp Việt ngày càng bị yếu thế so với đối thủ là các doanh nghiệp đến từ nước ngoài. Chỉ trong một thời gian ngắn ở nhiều phân khúc như cửa hàng tiện lợi, siêu thị… doanh nghiệp ngoại đã ồ ạt tràn vào và ngay lập tức chiếm lĩnh thị trường.
Đường Bùi Viện (Quận 1) chưa đến 1km nhưng có tới tám cửa hàng tiện lợi của nước ngoài - Ảnh: Thuận Thắng
Chỉ riêng phân khúc cửa hàng tiện lợi, có doanh nghiệp ngoại chỉ trong vài tháng đã cho khai trương hàng chục cửa hàng. Nhiều tuyến đường tại TP.HCM trong khoảng cách chỉ vài trăm mét nhưng xuất hiện 2-3 cửa hàng…
Theo thống kê, trên địa bàn TP.HCM hiện có 475 cửa hàng tiện lợi, trong đó khoảng 350 cửa hàng nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài.
Nhanh chóng bành trướng
Chiều muộn, chị Hải Yến, giáo viên Trường THPT Trưng Vương (Q.1, TP.HCM), tất bật bước vào một cửa hàng tiện lợi Big C Express (đường Hoàng Hoa Thám, Q.Tân Bình). Chỉ một loáng sau, chị Yến ra về với lỉnh kỉnh đủ thứ từ thịt, cá đến rau củ chế biến bữa tối, thậm chí chị mua cả bàn chải, kem đánh răng, khăn tắm cho con nhỏ ngày mai đi du lịch cùng trường. “Tất cả đều có hết, đi làm về muộn, tạt vào mua ào ào rồi về nhanh mới kịp” - chị Yến tranh thủ nói rồi nhanh chóng về nhà sớm.
Hình ảnh những bà nội trợ không có nhiều thời gian, tìm đến các cửa hàng gần nhà mua sắm xuất hiện ngày càng nhiều. Đó là lý do ngày càng nhiều cửa hàng tiện lợi xuất hiện. Chỉ mới xuất hiện mô hình này không lâu, nhưng doanh nghiệp ngoại đang áp đảo hoàn toàn thị trường.
Có mặt tại Việt Nam từ năm 2005 đến nay, chuỗi cửa hàng Shop & Go đến từ Singapore đã mọc lên cực kỳ nhanh và cán mốc con số 103 cửa hàng vào tháng 3-2014, trở thành chuỗi cửa hàng tiện lợi số 1 ở Việt Nam về quy mô. Và theo kế hoạch của công ty này, đến cuối năm sẽ mở thêm ít nhất 30 cửa hàng mới. Không thua kém Shop & Go, Circle K (công ty của Mỹ) có mặt tại Việt Nam từ năm 2008, đến nay đã có 73 cửa hàng được mở ở TP.HCM. Mỗi tháng, đơn vị này đều đặn khai trương thêm nhiều cửa hàng mới. Tính từ đầu năm 2014 đến nay, công ty đã mở thêm 10 cửa hàng tại TP.HCM. Hệ thống Big C với thương hiệu Big C Express cũng liên tục mở cửa hàng trong thời gian gần đây.
Tương tự, một thương hiệu cửa hàng tiện lợi đến từ Nhật Bản là FamilyMart dù gia nhập muộn nhưng đã nhanh chóng chiếm được con số 34 cửa hàng tại TP.HCM, dự kiến của công ty này đến cuối năm sẽ có thêm 50 cửa hàng tại TP.HCM. Chưa kể, lãnh đạo công ty này khẳng định thời gian tới sẽ vươn ra xây dựng ở một số tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương và kể cả Hà Nội…
Trong khi đó đối với doanh nghiệp trong nước, nổi bật là Co.opfood và Satrafood dù nỗ lực trong cuộc đua ở phân khúc này, tuy nhiên hiện nay số cửa hàng của Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) dừng ở mức 72 cửa hàng. Satrafood thống kê được 32 cửa hàng trên địa bàn TP.HCM và mỗi tháng cũng có 1-2 cửa hàng mở ra phục vụ người tiêu dùng.
Xuất hiện dày đặc
Theo khảo sát, mật độ các cửa hàng tiện lợi mở tại các khu vực trung tâm TP.HCM ngày càng dày đặc. Riêng khu vực đường Đề Thám, Bùi Viện, Nguyễn Trãi (Q.1), mỗi tuyến đường có 2-3 cửa hàng tiện lợi với đủ thương hiệu mọc ra. Trong đó, ngay gần chợ Hoàng Hoa Thám, Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình) vốn hoạt động nhộn nhịp hằng ngày vẫn liên tiếp mọc lên ba cửa hàng tiện ích: Big C Express, FamilyMart, Shop & Go.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu mua sắm thực phẩm tươi sống, hóa mỹ phẩm, nhiều cửa hàng tiện lợi còn phục vụ thức ăn nhanh, thực phẩm nấu tại chỗ. Tại cửa hàng Circle K (đường Bùi Viện, Q.1), ngay gần khu vực thu ngân có đặt nồi nước dùng lớn sôi sùng sục sử dụng để nấu mì gói cho khách có nhu cầu sử dụng ngay. Nhân viên tại cửa hàng cho biết từ nhu cầu của rất nhiều khách hàng, đặc biệt vào buổi tối, khuya muốn mua mì gói dùng ngay nhưng loay hoay không biết phải làm sao nên cửa hàng thực hiện luôn “tiện ích” này cho khách. Ngoài nước dùng, cửa hàng bổ sung các thực phẩm như xúc xích, trứng để khách ăn kèm với giá chỉ 15.000 đồng/tô.
Các hệ thống cửa hàng tiện lợi thường xuyên tổ chức chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng cũng như các tiện ích kèm theo. Ngay gần Trường tiểu học Đặng Văn Ngữ (đường Đặng Văn Ngữ, Q.Phú Nhuận) liên tiếp mở ra ba cửa hàng tiện ích FamilyMart, B’s Mart và Circle K nằm sát nhau. Tại cửa hàng FamilyMart (đường Đặng Văn Ngữ), bên cạnh các sản phẩm tạp hóa cơ bản, tại đây bày bán thêm hàng loạt sản phẩm thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, thức uống phục vụ học sinh. Đặc biệt, cửa hàng dành riêng khoảng không gian 20m2 trên lầu với năm bộ bàn ghế cùng hệ thống máy nước nóng, lạnh để phục vụ khách hàng có nhu cầu ngồi lại ăn uống, nghỉ ngơi.
Tương tự, tại cửa hàng tiện lợi B’s Mart cách đó không xa cũng dành tầng lầu rộng rãi với bàn ghế được thiết kế trẻ trung phục vụ nhu cầu học, họp nhóm cho học sinh cùng nước uống nóng, lạnh miễn phí. Nhân viên cửa hàng tươi cười giới thiệu chương trình “Khuyến mãi hấp dẫn, minh mẫn mùa thi” thu hút học sinh trong dịp thi học kỳ với hàng loạt sản phẩm thức ăn nhanh, nước uống đóng chai, sữa tươi... giảm giá. Theo khảo sát, các hệ thống cửa hàng tiện lợi thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi giảm giá, chăm sóc khách hàng tùy thuộc đặc thù khách hàng tại các điểm như chung cư, trường học...
Lỗ nhưng vẫn phải chiếm chỗ
Trong khoảng cách 50m trên đường Đặng Văn Ngữ (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) có đến ba cửa hàng tiện ích Circle K, B’s Mart và FamilyMart mở san sát nhau - Ảnh: Lê Sơn
Mặc dù cửa hàng tiện lợi mọc lên rất nhiều tại TP.HCM thời gian gần đây nhưng theo ông Yamashita Junichi - tổng giám đốc FamilyMart Việt Nam, con số hơn 475 cửa hàng tiện lợi hiện nay tại TP.HCM vẫn còn khiêm tốn, nhu cầu thực phải từ 5.000-10.000 cửa hàng mới phục vụ đủ nhu cầu người tiêu dùng. Điều đáng nói, hầu hết đơn vị kinh doanh cửa hàng tiện lợi hiện nay đều khẳng định lỗ lớn nhưng vẫn rất quyết tâm “bành trướng”. Theo ông Yamashita Junichi, mục tiêu của FamilyMart thời điểm này là mở ra thật nhiều cửa hàng, càng nhiều càng tốt. Tăng độ phủ trước, tập cho người tiêu dùng thói quen ghé thăm cửa hàng tiện lợi. Sau khi hệ thống cửa hàng này hoàn thiện, ổn định sau 5-10 năm sẽ kiếm ra lợi nhuận.
Tương tự, theo ông Nguyễn Ngọc Hòa - chủ tịch hội đồng quản trị Saigon Co.op, phân khúc cửa hàng tiện lợi hiện nay đang cạnh tranh rất gay gắt, là mảnh đất màu mỡ, tuy nhiên lại rất nhiều nhà đầu tư “nhảy” vào. “Với tình hình hiện nay, hầu hết nhà đầu tư đều đang cắn răng chịu lỗ, tuy nhiên mục tiêu vẫn là mở rộng ảnh hưởng bằng mọi cách” - ông Hòa khẳng định.
Hiện Co.opfood đang hướng vào sự tiện lợi về mặt vị trí, tăng độ phủ để tiếp cận với mọi đối tượng nội trợ, vì vậy hàng hóa cũng nhắm vào nhu cầu tiêu dùng hằng ngày. Đánh giá về triển vọng thị trường, ông Hòa cho rằng tiềm năng vẫn còn lớn vì không phải người dân nào cũng có thời gian, điều kiện đi chợ, vì vậy cửa hàng tiện lợi vẫn là lựa chọn nhanh, gọn. Bên cạnh đó, đầu tư vào cửa hàng tiện lợi chi phí không lớn, mặt bằng rẻ chính là những ưu thế để nhiều “đối thủ” đua nhau nhắm vào thị trường này.
Tổng giám đốc một chuỗi cửa hàng tiện lợi cũng cho rằng hiện nay mục tiêu vẫn là mở rộng thị phần. “Không riêng gì chúng tôi đang chịu lỗ mà các đơn vị khác cũng đang lỗ, tuy nhiên đây không phải là thời gian kiếm lợi nhuận, mà mới chỉ là thời điểm chiếm lĩnh thị phần” - vị này khẳng định.
Doanh nghiệp Việt thất thế
Theo một chuyên gia trong ngành bán lẻ, mảnh đất cửa hàng tiện lợi hiện nay khá màu mỡ nhưng đang bị mất dần vào tay các doanh nghiệp nước ngoài: “Cứ nhìn vào số lượng cửa hàng tiện lợi giữa doanh nghiệp trong nước và Việt Nam sẽ thấy ngay điều này”.
Các tập đoàn nước ngoài thường có tiềm lực lớn, mở rộng rất nhanh và ồ ạt, chiếm nhiều vị trí tốt. “Họ miệt mài mở cửa hàng tại những vị trí đắc địa với mục đích phủ rộng thị trường bán lẻ, khi đạt được mục tiêu rồi từ từ chiếm lĩnh thị trường bán lẻ Việt Nam vốn giàu tiềm năng và sôi động” - vị chuyên gia này cho hay.
Tại một số cửa hàng của các doanh nghiệp nước ngoài thường có 2.000-2.500 mặt hàng trên kệ. Tuy nhiên, con số này đối với cửa hàng Việt Nam thường không ổn định và thay đổi liên tục từ 1.400 đến dưới 2.000 mặt hàng. Tiêu chí và phương thức hoạt động cũng có sự khác biệt rất rõ ràng, trong khi đơn vị nước ngoài nắm rất rõ về phương thức quản trị và đi đúng hướng “tiện lợi”, thì doanh nghiệp Việt lại loay hoay và có sự lẫn lộn giữa cửa hàng tạp hóa, cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini.
Dũng Tuấn - Lê Sơn (Theo Tuổi Trẻ)

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Hot girl trộm đồ bị bắt quả tang


Một cô gái xinh xắn bị người dân trói cả hai tay ra sau lưng và đánh vào mặt sau bị khị bắt quả tang ăn trộm ở Chùa Láng, Hà Nội. 

Cô gái bị trói hai tay ra phía sau, ngồi trên vỉa hè mặt cúi xuống đất. (Ảnh: Bách...)
Một cô gái trẻ mặc áo đen, quần cộc, hai tay bị trói chặt sau lưng, ngồi trên vỉa hè, mặt cúi xuống đất, xung quanh rất nhiều người dân vây lại người đòi đánh, người can ngăn… vì cho rằng cô gái này là kẻ ăn trộm.

Một đoạn video dài gần 1 phút quay lại cảnh 1 cô gái bị trói tay vì ăn trộm. Đoạn clip được tung lên Facebook sáng ngày 27.4 khiến cộng đồng mạng xôn xao. Được biết, cô gái bị bắt quả tang khi đang ăn trộm đồ tại một nhà dân ở khu vực Chùa Láng (quận Đống Đa, Hà Nội).
Theo những hình ảnh và lời tra hỏi của người chủ nhà trong video: "Tao bị trộm và mất rất nhiều đồ rồi. Mày đã ăn trộm bao nhiêu lần rồi hả?”.
Trong đoạn video cũng thể hiện rõ được một số người đang tra hỏi, có người thì túm tóc cô gái nhưng cũng có người thì can ngăn "thôi đừng đánh nó, hỏi nó không khai đâu".
 Vì e ngại nên cô gái cứ cúi mặt xuống đất. Ảnh cắt từ video.
Theo chia sẻ của một số người xung quanh đó, bao gồm cả các "nạn nhân", cô gái này từng ăn trộm nhiều lần và đến nay mới bị sa lưới.
Một cán bộ công an phường Láng Thượng xác nhận có việc việc trên. Hiện vụ việc đã được công an phường Láng Thượng chuyển lên công an quận Đống Đa để xử lý theo đúng pháp luật.

  Theo chia sẻ của bạn Hiền Dyan: "Cô gái xinh xắn này hôm trước vào khu trọ trộm laptop, iPhone và tiền mặt. Hôm nay lại quay lại trộm tiếp thì bị người dân tóm được, tra khảo". Xôn xao clip cô gái trộm đồ bị bắt quả tang ở Hà Nội - Ảnh 2 Clip mới đăng tải gây xôn xao cộng đồng mạng. “Con gái xinh xắn thế mà giở trò đi ăn trộm. Trói lại như thế còn nhẹ chứ là con trai thì bị đánh nhừ tử rồi”, bạn Lan Nguyễn bức xúc. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vụ việc này, bạn Văn Hoàng bình luận: “Ăn trộm thì đưa lên công an xử lý chứ sao lại trói tay ra sau, nhục mạ người ta như vậy, dù gì cũng là con gái”. Xôn xao clip cô gái trộm đồ bị bắt quả tang ở Hà Nội - Ảnh 3 Nhiều người không đồng tình với việc trói tay cô gái. Đồng tình với ý kiến trên, bạn có nick name Mie Trần chia sẻ: “Không thể làm như thế được, người ta là con gái lại xinh xắn thế, làm như vậy là không nên. Nên đưa cho công an giải quyết chứ không nên làm nhục người khác như vậy”. Thùy Nhung 

 

Phúc thẩm Dương Chí Dũng: Thêm tài liệu mới từ Nga, dừng tòa để xem xét


(Dân trí) - Sau giờ nghỉ giải lao, thẩm phán cho biết phòng tư pháp từ Nakhodka Nga gửi nhiều tài liệu về ụ nổi 83M. Tuy tài liệu có từ tháng 11/2013, cả tòa, VKS đều chưa tiếp cận do chưa đưa vào hồ sơ vụ án. Tòa tạm dừng làm việc để... đọc tài liệu.

Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc thảnh thơi rời tòa.
Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc thảnh thơi rời tòa.
Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc thảnh thơi rời tòa.
Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc thảnh thơi rời tòa.
15h30’, Chủ tọa phiên tòa phát biểu, do có những tài liệu mới, HĐXX quyết định dừng phiên làm việc chiều. Sáng mai, 8h, tòa tiếp tục xét hỏi.
Do có những tài liệu mới, HĐXX quyết định dừng phiên làm việc chiều
Do có những tài liệu mới, HĐXX quyết định dừng phiên làm việc chiều
15h25’, Tòa tiếp tục làm việc. Thẩm phán chủ tọa đề cập nhiều văn bản, chứng cứ thu được từ Nga, trong đó có giấy chứng nhận ngừng đăng kiểm tàu đối với ụ nổi 83M, giấy phép xuất xưởng… Tòa cho rằng đây là những tài liệu mới được nhận nên chưa đủ thời gian xem xét, nếu cần, các luật sư có thể sao chụp tại tòa.
Tòa hỏi ý kiến đại diện VKS về những tài liệu mới. Kiểm sát viên cho biết cũng chưa được tiếp cận những tài liệu này.
Mai Văn Phúc trao đổi thêm với luật sư trong giờ nghỉMai Văn Phúc trao đổi thêm với luật sư trong giờ nghỉ
15h14’, Tòa tạm dừng nghỉ giải lao.
15h11’, Tòa hỏi tiếp bị cáo Trần Hữu Chiều. Tòa hỏi lại, khoản 340 triệu đồng Sơn đưa là trước hay sau khi đưa 1 tỷ đồng cho bị cáo. Chiều khai lại, ban đầu Sơn đưa 340 triệu đồng, sau đó chuyển khoản thêm 2 lần nữa, 1 lần 660 triệu đồng, 1 lần thêm 340 triệu nữa. Tổng cả 3 lần là 1,340 tỷ đồng. Sau đó, Sơn nói lại 1 tỷ là cho vay, 340 triệu đồng là “biếu bác bồi dưỡng”. Chiều cũng phủ nhận thông tin trong cục tiền chuyển Sơn còn kẹp cùng card visit của Sơn.
15h3’, Đại diện VKS hỏi Lê Văn Dương. Lê Văn Dương thay đổi lại lời khai, cho rằng lời khai tại cơ quan điều tra không đúng. Khi đó, Dương khai khi đến Nga thấy trên ụ có một chiếc canô nhưng thực ra chỉ là sắp đặt để đoàn khảo sát chụp ảnh vì thực tế nhà máy Nakhodka đã ngưng trệ hoạt động từ lâu, công nhân không có việc làm, ụ nổi 83M nằm ở đó cũng đã bỏ không nhiều năm, không thể có hoạt động sửa chữa ở trên ụ.
Bị cáo Lê Văn Dương
Bị cáo Lê Văn Dương
Chủ tọa phiên tòa không chấp nhận lời khai lại này. Chủ tọa đánh giá, lời khai ban đầu của Dương phù hợp với lời khai của các bị cáo khác và phù hợp với thông tin thu thập được về hoạt động thực tế của Nakhodka cũng như ụ nổi 83M này.
14h39’, Luật sư Thiệp vặn lại bị cáo Mai Văn Khang về lời khai tại buổi làm việc sáng về việc đã báo cáo Phúc là ụ nổi được chào bán dưới 5 triệu USD. Khang “đính chính” lại lời khai này, không có chuyện trao đổi với Phúc nội dung này.
Chuyển sang bị cáo Trần Hải Sơn, luật sư Thiệp truy “khi cho em gái Trần Hải Hà 2 tỷ thì nói là tiền gì?”. Sơn trả lời, đơn giản là tiền cho em, không nói gì. Việc này diễn ra trong năm 2009, sau khi chị Hà đã giúp Sơn nhận, chia số tiền 1,666 triệu USD chuyển về.
Luật sư Thiệp hỏi, 2 lãnh đạo là người có quyết định trong thương vụ ụ nổi nên tiền nhận về buộc phải chuyển các sếp theo chỉ đạo. Vậy việc chậm đưa tiền cho Dũng, Phúc có lý giải được không? Sơn nói câu này đã trả lời trước tòa, do bận việc.
“Sao không chuyển một lần mà làm nhiều lần?” – luật sư hỏi. Sơn đáp, vì số tiền ấy quá lớn mà từ lúc chuẩn bị đến chuyển đưa, nếu đưa một lần thì rất khó khăn…
“Có việc đưa tiền cho Phúc trước Dũng?” – luật sư bồi thêm. Sơn trả lời, đến giờ bản thân cũng không nhớ đưa ai trước, ai sau, tiện đưa cho ai thì bố trí đưa cho người đó trước. Lần đầu tiên ra Hà Nội để đưa tiền cho Phúc, Sơn cũng không nhớ có gặp Dũng trong lần đó không.
Luật sư hỏi kỹ hơn về chiếc cặp Sơn dùng để đựng tiền đưa Phúc. Sơn trả lời, đó là túi có thể đựng máy tính, khá lớn, không nhớ rõ đặc điểm có bao nhiêu ngăn, vách. Tiền em gái Hải Huyền đưa, Sơn cũng không nhớ cách nào đưa tiền vào, bỏ nguyên túi đựng tiền vào cặp hay bỏ tiền ra sắp xếp lại.
“2,5 tỷ, nếu là tiền 500.000 đồng thì là 50 cọc tiền (100 tờ/cọc). Nếu số tiền ấy đựng trong túi nilon thì có đút luôn vào cặp được không?” – luật sư hỏi. Sơn đáp ngay: “Thừa sức đút được, kể cả túi nhỏ như của luật sư cũng đút tốt, chứ không nói đến cái túi to gấp rưỡi như tôi dùng”.
Luật sư Thiệp lập tức đề nghị tòa thực nghiệm lại động tác… đút tiền này.
14h33’, Luật sư Nguyễn Huy Thiệp đề nghị được hỏi thân chủ Mai Văn Phúc. Ông Thiệp trở lại với lời khai của Phúc cho rằng việc thỏa thuận, chia tiền trong thương vụ ụ nổi 83M phải là người có quyền quyết định ở TCty, nếu không phải là Phúc thì sẽ là Dũng. Phúc cho rằng, ý thức từ vị trí của bản thân cũng như của Dương Chí Dũng ở TCTy để suy luận, phát biểu như vậy.
Được luật sư gợi ý, Phúc lại một lần nữa phân trần, bản thân không ý thức nhưng nhận thấy mình có trách nhiệm trong những việc xảy ra tại TCty, gây thiệt hại như thế. Bị cáo xin được ghi nhận số tiền gia đình đã giúp bị cáo nộp khắc phục hậu quả và sẽ tiếp tục vận động gia đình thu gom tiền khắc phục tiếp.
14h23’, ông Nguyễn Tuấn Khang là đại diện Ngân hàng cổ phần thương mại Hàng hải Việt Nam – một đơn vị được mời tham gia thêm trong phiên xử.
Tòa hỏi về thủ tục giao dịch rút tiền bằng chứng minh thư, ông Khang trả lời, không có giới hạn về lượng tiền rút. Tài liệu hồ sơ giao dịch tại ngân hàng được lưu giữ trong 30 năm. Theo một thông tin từ công văn trả lời trước đó của ngân hàng, phần mềm của Ngân hàng Hàng hải không tra soát được thông tin về lần rút tiền của Trần Hải Sơn như bị cáo khai.
Tòa hỏi lý do không tra soát được, ông Khang cho biết cần phải xem xét lại xem thông tin cung cấp có đủ để tra soát được không. Người đại diện không nắm được việc làm việc với cơ quan điều tra cũng như công văn trả lời nói trên.
Tòa đề nghị phía đại diện ngân hàng thực hiện thủ tục tra soát lại giao dịch của khách hàng Trần Hải Sơn trong năm 2008, có trả lời chậm nhất vào sáng mai.
14h20’, trong buổi góp ý kiến chuyên môn đối với việc mua ụ nổi 83M, ông Chung khẳng định không tham gia, dù là Tổ phó Tổ thẩm định. Khi đó tổ thẩm định có góp ý một số phương án về việc lai dắt ụ nổi về. Nhưng sau đó, ụ nổi này được thay đổi phương thức, chuyển sang việc chở về bằng tàu nâng nặng.
14h12’,
Dương Chí Dũng tại phiên xử chiều ngày 28/4
14h12’, tòa thẩm vấn nhân chứng được triệu tập thêm – nguyên Phó Tổng GĐ Vinalines Bùi Văn Chung. Ông Chung hiện là Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty TNHH vận chuyển hàng chất lượng cao.
Tòa hỏi thời điểm năm 2007, ông Chung cho biết trước ngày 1/4, ông Chung làm Trưởng ban kinh doanh đối ngoại của Vinalines. Ông Chung được bổ nhiệm cùng 1 ngày với Phó Tổng GĐ Trần Hữu Chiều, Tổng GĐ Mai Văn Phúc. Ông Chung cho biết, dự án mua ụ nổi 83M có nhiều người tham gia trong giai đoạn đầu, ông cũng có tham gia.
Tuy nhiên, ông Chung phủ nhận không biết công ty AP, cá nhân ông Chung không xem bản chào giá nào của công ty này đối với ụ nổi 83M. Thời gian sau, ông Chung mới được cơ quan điều tra cho xem bản chào giá này. Về việc giao dịch, ông Chung nói không tham gia nhưng việc thẩm định thì có vì tổ thẩm định dự án là một tổ độc lập.
Ngoài tham gia tổ thẩm định, nhân chứng cho biết có 1 buổi tham gia cuộc họp của TCty về ụ nổi 83M này.
Ông Chung cũng có nghe thông tin có một nhóm cán bộ của Vinalines được giao đi khảo sát ụ nổi Dock 220 (được chào bán trước ụ nổi 83M nhưng bị bão đánh chìm sau đó).
Phương Thảo