Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Cư dân mạng 'dậy sóng' về người H'Mông đi lạc sang Pakistan

- Một người đàn ông H'Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang) được cho là mất tích cách đây hai năm bỗng nhiên xuất hiện ở Pakistan, cách đó 5.800 km! 


Đồn cảnh sát thị trấn Athmuqam, Pakistan cho biết một người Việt Nam có tên là Wu Ta Puma đang cố gắng tìm cách trở lại gia đình mình.
Trước đó vào tháng 12/2013, theo tờ báo Dawn.com, người đàn ông trên đã bị cảnh sát Pakistan bắt giữ do đi vào lãnh thổ Pakistan từ Ấn Độ vào tháng 10/2013. Sau khi bị bắt, phải đến 10-12 ngày sau người đàn ông này mới bắt đầu nói chuyện nhưng bằng một thứ tiếng kỳ lạ khiến cảnh sát ở đây không thể nào hiểu được. Họ chỉ biết phiên âm tên của người đàn ông này là Wu Ta Puma.
Một người đàn ông H'Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang) được cho là mất tích cách đây hai năm bỗng nhiên xuất hiện ở Pakistan, cách đó 5.800 km
Một người đàn ông H'Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang) được cho là mất tích cách đây hai năm bỗng nhiên xuất hiện ở Pakistan, cách đó 5.800 km
Với mong muốn giúp anh Wu Ta Puma tìm được gia đình, đồn cảnh sát thị trấn Athmuqam, Pakistan đã đăng tải 1 đoạn clip đặc biệt để anh này nói bằng thứ tiếng của mình. Tuy nhiên rất nhiều người Việt Nam sẽ không hiểu anh nói gì bởi anh nói tiếng dân tộc H'Mông.
Clip:
Theo đoạn video, tính đến tháng 12/2013, người đàn ông trên đang ở đồn cảnh sát Athmuqam được hơn 1 tháng.
Anh Vừ Già Pó phát biểu trong đoạn clip đặc biệt. Ảnh cắt từ clip.
Anh Vừ Già Pó phát biểu trong đoạn clip đặc biệt. Ảnh cắt từ clip.
Đồn cảnh sát mong muốn "mọi người hãy lan truyền hình ảnh này càng nhiều càng tốt trên các phương tiện truyền thông để ai đó có thể giúp cảnh sát đưa người đàn ông này sớm hồi hương. Mọi chi tiết liên hệ trợ giúp với giới chức trách ở đây theo địa chỉ:
Số điện thoại: +92-300-9885892/++92-355-8100688. 

Chờ một hồi kết đẹp
Anh Vừ Già Pó, một người Mông ở huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang lưu lạc quãng đường gần 6.000km sang tận Pakistan. Lãnh đạo Sở Ngoại vụ Hà Giang khẳng định, cơ quan chức năng của Việt Nam sớm đã biết chuyện này, tuy nhiên, việc đưa anh Vừ Già Pó về nước hiện đang gặp một số khó khăn.
Vừ Già Pó khóc rưng rức khi thấy ảnh vợ con.
Vừ Già Pó khóc rưng rức khi thấy ảnh vợ con.
Đến thời điểm này, về phía Việt Nam, mọi thủ tục pháp lý và bảo hộ công dân đối với anh Vừ Già Pó đã hoàn tất. Cục Xuất nhập cảnh (Bộ Công an VN) đã đồng ý cấp giấy thông hành (thay thế hộ chiếu) cho Vừ Già Pó. Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao VN) cũng đã đồng ý để đại sứ quán ứng tiền từ Quỹ bảo hộ công dân để mua vé máy bay đưa anh Pó về nước.
Theo quy định hiện hành, anh Vừ Già Pó không thuộc diện chi không hoàn trả của Quỹ bảo hộ công dân nên phải hoàn lại số tiền vé trên. Đại sứ quán được thông báo là Quỹ bảo hộ công dân đã nhận được khoản tiền đặt cọc theo quy định từ gia đình anh Vừ Già Pó.
Về phía địa phương, sau khi cấp ủy, chính quyền xã Khâu Vai biết tin Pó đang ở Pakistan, UBND huyện, Sở Ngoại vụ tỉnh Hà Giang đã mời chị Ly Thị Lía (vợ Pó) cũng như gia đình lên thông báo về tình hình của Pó. Xã đã ứng trước 17 triệu đồng để nộp cho Sở Ngoại vụ nhằm mua vé máy bay cho Pó từ ngày 6/3/2014. Hiện gia đình đã nộp tiền hoàn trả cho xã sau khi đi vay mượn của anh em bạn bè xung quanh.
Vừ Già Pó ở Pakistan
Vừ Già Pó ở Pakistan
Như vậy, tới thời điểm bài báo của chúng tôi lên trang, tình hình của Vừ Già Pó đã khả quan hơn rất nhiều. Tất cả mọi việc bây giờ đang phụ thuộc vào phía Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao Pakistan có đồng ý không truy cứu hình sự Pó về hành vi xâm nhập bất hợp pháp hay không?
Theo nguồn tin từ phía Pakistan thì tình hình có vẻ khả quan. Hy vọng là câu chuyện ly kỳ về người đàn ông Mông lưu lạc hơn 5.800 km của chúng tôi sẽ sớm có hồi kết thật đẹp.
Ngày 29/3/2014, ông Mukhtar Qureshi mang tấm ảnh chụp vợ và con gái thứ hai của Pó đến đồn cảnh sát Zila Neelum cho Pó.
Ông cho biết: “Lúc đầu khi thấy tấm ảnh, Gia Po (tên ông Mukhtar gọi Pó sau khi biết tên thật của anh) rất vui mừng và ra hiệu rằng đấy là vợ con mình. Nhưng một lúc sau thì anh ta khóc nức nở. Tôi đã đề nghị tất cả mọi người trong phòng, kể cả cảnh sát đi ra ngoài để anh ta trấn tĩnh lại. Bây giờ thì anh ta rất vui vẻ rồi vì chắc biết mình có thể được về nhà đoàn tụ”.
Vợ con đỏ mắt tìm chồng
Được biết, khi Pó mất tích, chị Lía cũng tìm hỏi han tin tức chồng từ những người đi làm thuê bên Trung Quốc hết hạn trở về nhưng cũng không ai mảy may biết tin tức gì của Pó cả.
Hoàn cảnh gia đình càng lúc càng khó khăn hơn do không còn người đàn ông trụ cột gia đình và chị Lía đã phải lần lượt bán 3 con bò đi để mấy mẹ con có tiền sinh sống.
Vợ và con gái của Vừ Già Pó ở Khâu Vai. Ảnh Thanh niên
Vợ và con gái của Vừ Già Pó ở Khâu Vai
Vừ Già Pó sinh năm 1977, nhà ở thôn Lũng Lầu, xã Khâu Vai, H.Mèo Vạc, Hà Giang. Nhà Pó cũng nghèo như đa phần bà con người H’Mông khác sinh sống ở vùng cực bắc Tổ quốc, nhưng cũng do một phần là hai vợ chồng Pó và vợ là Ly Thị Lía (35 tuổi) có tới 5 người con, đứa lớn nhất 18 tuổi, đứa nhỏ nhất 10 tuổi.
Ngày 30/4/2012, Vừ Già Pó bỏ sang Trung Quốc để làm thuê. Theo lời chị vợ thì đi cùng còn có Vừ Mí Mua là người cùng thôn và một người nữa tên là Vừ Mí Già là người ở xã Lũng Pù gần đó. Còn tên của hai người mà Pó nhắc đến trong đoạn video (bản dịch phía dưới) là Vư và Phình thì chị vợ chỉ biết có một ông Phình, cũng là người H’Mông nhưng sống bên kia biên giới, là người Trung Quốc chứ không phải người Việt Nam, cũng có mấy lần qua lại nhà.
Từ thời điểm đó trở đi, Pó bặt tin tức, và cũng không gửi tiền về nhà như một số người đi làm thuê bên đó.
Phần âm thanh của Pó và bản dịch ra tiếng Kinh đầy đủ nội dung trong đoạn video hơn 2 phút. Xin trích nguyên văn:
“Tôi là Vừ Già Pó, tôi ở Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Bây giờ tôi chỉ đi lao động Trung Quốc, tôi không phải là người xấu, người buôn bán hay trộm cắp, tôi bị bộ đội (Pakistan) bắt tôi về giam được 3 tháng. Bây giờ mong nước bạn đưa tôi về biên giới Việt Nam để tôi trở về nuôi con cái và gia đình.
Gia đình tôi gồm: vợ tôi là Ly Thị Lía - xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, con gái cả là Vừ Thị Chúa cũng ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, con thứ hai là Vừ Thị Hờ, con thứ ba là Vừ Mí Súa, con thứ tư là Vừ Mí Chả và con thứ năm là Vừ Mí Vư là các con trai. Cả nhà tôi ở Khâu Vai còn 6 mẹ con, mong cơ quan chức năng đưa tôi về biên giới Việt Nam để chăm sóc vợ con tôi.
Tôi không phải là người Trung Quốc, tôi mong cơ quan chức năng đưa tôi về Việt Nam, cơ quan chức năng hết bao nhiêu tiền tôi sẽ trả. Nay tôi nghèo tôi mới đi làm thuê, tôi không phải là người xấu, hay trộm cắp.
Tôi là Vừ Già Pó - xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Vì ông Vư với ông Phình đưa tôi đi làm thuê chứ không phải tôi đi trộm cắp, nay tôi xin hãy đưa tôi về. Hết bao nhiêu tiền tôi vay trả song tôi phải về Việt Nam, tôi không phải là người Trung Quốc. Tôi xin cán bộ đưa tôi về Việt Nam để chăm sóc vợ con và gia đình. Xin hãy đừng làm gì tôi để tôi được trở về nước”.
Bí ẩn cuộc hành trình 5.800km?
Càng tìm hiểu câu chuyện, tôi càng lúc càng cảm thấy ly kỳ với nhiều câu hỏi đặt ra: Phải chăng đã xảy ra chuyện gì đó khiến anh phải bỏ trốn khỏi chỗ làm để tìm đường về quê như rất nhiều hoàn cảnh tôi từng gặp ở rẻo đất tận cùng cực bắc của vùng cao nguyên đá - có nhiều người sang Trung Quốc làm thuê bị chủ quỵt tiền, đánh đập, thậm chí báo cảnh sát Trung Quốc truy bắt vì tội thâm nhập bất hợp pháp phải trốn chui nhủi tìm đường trở về?.
Già Pó vượt qua quãng đường từ Mèo Vạc đến Pakistan dài khoảng 5.800 km. Đồ họa: Toby Quốc
Già Pó vượt qua quãng đường từ Mèo Vạc đến Pakistan dài khoảng 5.800 km. Đồ họa: Toby Quốc
Phải chăng trong khi về Pó đã lạc đường và cứ đi mãi, đi mãi theo hướng ngược lại cho đến tận Kashmir? Nhưng thú thật dù trí tưởng tượng phong phú đến đâu, tôi cũng không thể hình dung được người đàn ông ấy, không tiền bạc, giấy tờ lại vượt quãng đường gần 6.000 km qua hai vùng giáp ranh đầy nguy hiểm và tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Ấn Độ và Pakistan.
Hoặc nếu Pó đi theo đường từ Trung Quốc vòng lên Tây Tạng còn xa xôi hơn và có cả dãy Hymalaya sừng sững chắn ở giữa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét